Tình hình thu hút FDI trong Khu công nghiệp và tuyến công nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2010.pdf (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

2.2.5 Tình hình thu hút FDI trong Khu công nghiệp và tuyến công nghiệp

Vĩnh Long có 2 khu công nghiệp: KCN Hòa Phú, KCN Bình Minh và một tuyến công nghiệp Cổ Chiên. Hiện tại KCN Hòa Phú cơ bản đã hoàn thành xong công tác giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 1 và đã đi vào hoạt động, đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2. Còn KCN Bình Minh và Tuyến công nghiệp Cổ Chiên đang san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi các nhà đầu tư

Bng 2-10: D án FDI trong Khu, tuyến CN và ngoài Khu, tuyến CN

Chỉ tiêu số dự án tỷ trọng trong tổng số dự án (%) vốn đầu tư (USD) tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư (%)

Trong Khu, tuyến CN Ngoài Khu, tuyến CN

4 6 40 60 28400000 11135000 71,8 28,2 Tổng cộng 10 100 39.535.000 100

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Long

Trong 10 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, có 2 dự án nằm trong Khu công nghiệp Hòa Phú và 2 dự án nằm ở tuyến công nghiệp Cổ

Chiên, đạt tỷ lệ 40% trên tổng số dự án; vốn đầu tư trong Khu, tuyến CN chiếm 71,8% trong tổng vốn đầu tư đăng ký. Số dự án đầu tư ngoài Khu, tuyến CN đạt 60% trên tổng số dự án, chiếm 28,2% tổng vốn đầu tư. Bình quân 1 dự án trong Khu, tuyến CN có vốn đầu tư là 7.100.000 USD/dự án, bình quân 1 dự án nằm ngoài Khu, tuyến CN có vốn đầu tư là 1.855.833 USD/dự án. Điều này cho thấy các dự án nằm trong Khu, tuyến CN có quy mô lớn hơn các dự án nằm bên ngoài.

Như vậy, chỉ có KCN Hoà Phú và tuyến công nghiệp Cổ Chiên là thu hút được dự án FDI, còn KCN Bình Minh thì vẫn chưa thu hút được dự án FDI nào.

Sau khi cầu Mỹ Thuận nối liền sông Tiền trên Quốc lộ 1A, tỉnh Vĩnh Long cũng đã qui hoạch và hình thành 3 Khu, tuyến công nghiệp. Trong đó, KCN Hoà Phú giai đoạn 1 hoạt

động hiệu quả lấp đầy hơn 80% diện tích, đã thu hút được 12 DN với 2 dự án FDI. Đây là thành công không nhỏ của một tỉnh nông nghiệp đang trên đà chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, KCN Bình Minh nằm cạnh chân cầu Cần Thơ, sau 4 năm trời vẫn chưa thểđưa vào hoạt động do nhiều yếu tố: vướng về giải phóng mặt bằng, tiến độ xây dựng khu tái

định cư chậm, điều chỉnh hợp đồng theo chủ trương mới...

Các dự án FDI nằm bên ngoài nhiều hơn trong các Khu, tuyến CN và chủ yếu là nằm dọc theo các huyện Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Thị xã Vĩnh Long với các ngành nghề đặc trưng của tỉnh như: gốm sứ, ximăng, chế biến nông sản, may mặc…Sau khi trao đổi với các doanh nghiệp cũng như cán bộ Ban quản lý các KCN thì được biết ngoài lý do mà các doanh nghiệp không muốn vào các KCN là do công tác qui hoạch ở KCN Bình Minh và tuyến công nghiệp Cổ Chiên còn chậm, ngoài ra còn các lý do khác, chẳng hạn như: Công ty Xi măng Việt - Hoa và Công ty thực phẩm Phú Qúi được xây dựng và đi vào hoạt động trước khi tỉnh qui hoạch và hình thành các KCN, hiện nay 2 DN này đang hoạt động có hiệu quả nên không muốn vào KCN vì sợ

tốn kém chi phí di dời; Công ty TNHH Richtex Việt Nam thì muốn sử dụng nguồn lao

động nông thôn; Công ty TNHH Rosa Planters VN và Công ty TNHH Quốc Thảo muốn gần nguồn nguyên liệu và thuận tiện đường bộ, đường thủy.

Như vậy tỉnh cần phải có các biện pháp tích cực hơn để qui hoạch và hình thành các khu, tuyến công nghiệp hoàn chỉnh, nhất là KCN Bình Minh để thu hút các dự án FDI vào nơi đây nhằm tránh tình trạng quy hoạch "treo", dự án "treo", không tạo được hiệu quả kinh tế, ngược lại còn gây khó khăn cho địa phương và đời sống người dân.

Đồng thời cũng nên đầu tư cơ sở hạ tầng cho thật phù hợp như mở rộng nâng cấp các tuyến đường giao thông nối liền với các khu, tuyến công nghiệp, xây dựng Cảng, cống thoát nước, điện, nước... nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài để họ có ý định đầu tư ở các khu, tuyến công nghiệp của tỉnh hơn là ở bên ngoài, vì giá thuê đất ở ngoài bằng hoặc rẻ hơn giá thuê lại đất trong KCN (xem phụ lục 5)

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2010.pdf (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)