Tình hình chung về thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ 1993-6/

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2010.pdf (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

2.2.1 Tình hình chung về thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ 1993-6/

Từ năm 1993 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bắt đầu thu hút và hình thành nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-TW ngày 18 tháng 11 năm 1996 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 11/CT-TU ngày 20 tháng 6 năm 1997 của Tỉnh ủy Vĩnh Long “V/v tổ chức thực hiện Nghị quyết 01/NQ-TW của Bộ Chính trị về

mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 5 năm 1996-2000”, Quyết định số

2642/2003/QĐ-UB ngày 19 tháng 8 năm 2003 về việc quy định chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Long. Cùng với đường lối đổi mới và mở cửa thì chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta ngày càng được rộng mở và từng bước tạo môi trường thông thoáng, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Từđó đã có những tác

động tích cực và ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Bng 2-4: Vn đầu tư phát trin trên địa bàn phân theo ngun vn

TỶ TRỌNG NGUỒN VỐN (%) Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005

- Vốn nhà nước (%) 14,97 36,36 27,43 - Vốn ngoài quốc doanh (%) 84,9 63,43 70,34 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (%) 0,13 0,22 2,24

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2000, năm 2005

Qua bảng trên cho thấy việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Long có bước phát triển, năm 2000 chỉ chiếm 0,22% tỷ trọng nguồn vốn toàn xã hội,

đến năm 2005 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên đáng kể, chiếm 2,24% tỷ trọng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Tuy nhiên, với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long so với các tỉnh khác và của cả nước thì còn rất khiêm tốn chưa thật sự có vai trò đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, song bước đầu có ý nghĩa "khởi động" rất quan trọng, là động lực mời gọi các nhà đầu tưđến Vĩnh Long.

Tính đến hết tháng 6/2006, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 12 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 42.686.641 USD. Số dự án đầu tưđược cấp phép qua các năm thể hiện ở bảng 2-5 như sau:

Bng 2-5: D án FDI trên địa bàn tnh Vĩnh Long được cp phép qua các năm

Năm Số dự án mới cấp phép Tổng vốn đầu tư (USD) 1993 2 4.351.641 1995 1 2.800.000 1998 1 400.000 2002 1 4.500.000 2003 1 20.000.000 2004 1 135.000 2005 1 1.100.000 6/2006 4 9.400.000 Tổng 12 42.686.641 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Số lượng dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép trên địa bàn tỉnh còn quá ít hầu như mỗi năm chỉ tăng 1 dự án cấp phép, thậm chí có năm không có dự án FDI nào đầu tư trên địa bàn tỉnh chẳng hạn như năm 1994, 1996 và liên tục 3 năm từ năm 1999 đến 2001. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2006 số lượng dự án

đầu tư có khả quan hơn các năm trước đó, cấp phép được 4 dự án. Quy mô các dự án

đầu tư còn quá nhỏ chỉ có 5 dự án có vốn đầu tư trên 2 triệu USD. Vốn đầu tư trên mỗi dự án chênh lệch nhau quá nhiều, dự án có vốn đầu tư cao nhất là 20 triệu USD và dự

án có vốn đầu tư thấp nhất chỉ có 135 ngàn USD.

Trong 12 dự án FDI được cấp phép thì hiện nay chỉ còn 10 dự án có hiệu lực hoạt động, 2 dự án đã bị rút giấy phép đầu tư, cụ thể các dự án bị rút giấy phép được thể hiện ở bảng 2-6

Bng 2-6: Các d án FDI b rút giy phép trên địa bàn tnh Vĩnh Long

Tên dự án Vốn đầu tư (USD) Năm cấp giấy phép Năm rút giấy phép 1. Công ty LD Gốm sứ Vĩnh Long 2. Công ty LD dụng cụ y tế VN - HQ 351.641 2.800.000 1993 1995 2004 2004 Tổng cộng 3.151.641 Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Các dự án đầu tư này chủ yếu là do hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Cụ thể đối với Công ty liên doanh Gốm sứ Vĩnh Long do công ty này mấy năm liền (từ năm 1998 - 2003) làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp không có khả năng duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, do vậy Hội đồng quản trị của công ty đề nghị chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp. Còn đối với Công ty liên doanh dụng cụ y tế Việt Nam - Hàn Quốc năm 2003 sản phẩm của công ty không xuất khẩu được do không cạnh tranh lại các doanh nghiệp trong nước vì vậy đã làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty, cho nên phía nhà đầu tư nước ngoài đã đề nghị bán phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cho bên Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2010.pdf (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)