Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2010.pdf (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

2.2.6 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long

Hiện tại tỉnh Vĩnh Long có 10 doanh nghiệp FDI đang còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 39.535.000 USD trong đó vốn pháp định là 21.585.000 USD, phía nước ngoài góp 18.903.000 USD, phía Việt Nam góp 2.682.000 USD.

Trong 10 doanh nghiệp FDI, thì đã có 6 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, còn 4 doanh nghiệp đang triển khai các thủ tục sau cấp phép đầu tư

và đang chuẩn bị đi vào xây dựng (công ty Acecook Việt Nam, công ty LD dinh dưỡng thủy sản Quốc tế, công ty TNHH Richtex Việt Nam, công ty TNHH Quốc Thảo-VL). Đối với 6 doanh nghiệp đang đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì hiện nay có 4 doanh nghiệp đang tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả (công ty liên doanh ximăng Việt Hoa, công ty TNHH thực phẩm Phú Qúi, công ty LD Tỷ

Xuân, công ty TNHH ROSA PLANTERS), còn công ty Vân Tường đã tạm ngưng hoạt động và công ty TNHH Quốc Thảo đang sản xuất thử.

Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả hơn các năm trước đó, thậm chí năm 2003 các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn không xuất khẩu sản phẩm, đến năm 2004, 2005 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được củng cố và bắt

đầu có sản phẩm bán nội địa và xuất khẩu. Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2006 các doanh nghiệp đều tăng trưởng khá, cả về sản xuất sản phẩm lẫn doanh thu. Trong 4 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh thì có 3 doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm: thực phẩm đóng hộp, gốm, hàng thủ công mỹ nghệ, giày da, sang các nước như Đài Loan, Mỹ, Anh, Úc, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Nhật, Hồng Kông, Mexico, Hà Lan…Riêng công ty Ximăng Việt - Hoa thị trường tiêu thụ nội địa nên sản phẩm các loại ximăng của công ty mở rộng ra các tỉnh khu vực ĐBSCL như: Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang...các loại sản phẩm của công ty đã được thị trường tín nhiệm và tiêu thụ mạnh.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp vẫn còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc như nguồn nguyên liệu đầu vào không đáp

thuê đất nên công ty chưa dám đầu tư nâng cấp thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hoặc nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh còn gặp khó khăn…

Qua phân tích thực trạng các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có nhận định vềđặc điểm của các doanh nghiệp này như sau:

1-Các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn pháp định khoảng vài trăm ngàn USD cho đến 3 triệu USD, thậm chí có doanh nghiệp vốn pháp định khoảng 35.000 USD, chỉ có công ty liên doanh Tỷ Xuân là có vốn pháp định cao nhất 6 triệu USD, chính vì thế mà hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế.

2-Doanh nghiệp FDI chủ yếu thuộc ngành công nghiệp với các ngành nghề như

xi măng, chế biến thực phẩm, giày da... là những ngành không có lợi thế của tỉnh, chỉ

riêng 1 doanh nghiệp sản xuất gốm sứ được xem là ngành đặc thù của tỉnh nhưng quy mô quá nhỏ chỉ có 35.000 USD vốn pháp định. Trong khi đó Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp, có lợi thế về nông sản, thủy sản và trữ lượng đất sét để cung cấp cho ngành nghề gốm sứ, nhưng thực tế thì chưa có doanh nghiệp FDI nào đầu tư vào lĩnh vực chế

biến lương thực, thủy sản hoặc đầu tư vào mặt hàng gốm với quy mô lớn. Điều này cho thấy, tỉnh Vĩnh Long chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến các nhà

đầu tư nước ngoài, làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư cũng như giải quyết đầu ra cho một số mặt hàng chủ lực của tỉnh như lúa, trái cây, cá tra,basa…

3-Doanh nghiệp FDI tập trung phần đông ở ngoài khu công nghiệp, tuyến công nghiệp và nằm rải rác ở các huyện, trong khi đó tỉnh đang đầu tư xây dựng 2 khu công nghiệp và một tuyến công nghiệp. Điều này làm giảm sức hấp dẫn từ các khu, tuyến công nghiệp của tỉnh đối với nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó gây khó khăn cho công tác quản lý, giám sát của các ngành, các cấp đối với các doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài tại Vĩnh Long.

4-Đối tác nước ngoài của các liên doanh không phải là các tập đoàn lớn mạnh, có tên tuổi trên thế giới, nên chưa tạo nên sức mạnh lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài khác đến tìm hiểu và đầu tư

5-Đa số các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hoạt động trong phạm vi số vốn đăng ký ban đầu, chỉ một vài doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn (ở năm

gần đây) nhưng không đáng kể, điều này nói lên tính ổn định và phát triển của doanh nghiệp chưa thật sự vững mạnh. Tuy nhiên bắt đầu năm 2005 tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI bắt đầu có sự phát triển hơn các năm trước đó.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2010.pdf (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)