So sánh với những chuẩn mực của ngành

Một phần của tài liệu Phân tích nội bộ doanh nghiệp.docx (Trang 28 - 33)

Ba ưu điểm của phân tích so sánh như sau:

a. Sự sáng tỏ về việc nó có đưa ra những chiến lược hoặc hoạt động nào dẫn tới sự hoàn thiện hoặc làm suy giảm thành tích.

b. Có khả năng cho việc nhận ra hoặc dư đoán trước những thay đổi trong chiến lược của đối thủ cạnh tranh.

Nói chung những chuẩn mực của ngành là những tiêu chuẩn để so sánh hữu ích nhất khi qui mô và chiến lược của công ty trong cùng một ngành là tương đối giống nhau, như trong trường hợp của ngân hàng vùng và các diện tích công cộng. Khi quy mô và chiến lược của các nhà cạnh tranh dường như khác biệt, có thể là cần thiết giới hạn so sánh trong nhóm chiến lược của công ty. Ví dụ trong ngành bán lẻ, các công ty theo đuổi các chiến lược khác biệt nhau rất lớn trên phương diện giá cả, phạm vi địa lý và đổ lớn của hỗn hợp sản phẩm. Giữa các ngành luôn có sự khác biệt lớn về cấu trúc, các nhân tố thành công cốt lõi và sức mạnh tương đối của những áp lực cạnh tranh của nó.

Những chỉ số tài chính quan trọng khác nhau giữa chế tạo máy, bay, quảng cáo và ngành bán lẻ. Ở đây, sự khác biệt giữa các chỉ số thanh toán hiện thời và các hệ số thanh toán nhanh là rất nhỏ cho các công ty quảng cáo nhưng rất lớn cho ngành chế tạo máy bay và hệ thống của các của hàng bán lẻ. Điều này chủ yếu là do các công ty quảng cáo duy trì một lượng ít hàng tồn kho trong khi sản xuất máy bay duy trì một khối lượng lớn hàng tồn kho trong quá trình chế tạo và những tồn kho về nguyên vật liệu. Hệ thống các cửa hàng bán lẻ cũng phải tồn kho một lượng lớn hàng hóa, thành phẩm. Tương tự, thời gian thu tiền bán hàng của các cửa hàng bán lẻ là rất ngắn vì phần lớn việc bán hàng là thu tiền mặt ngay. Hệ số tài sản trên doanh số của các ngành sản xuất máy bay là rất lớn do đầu tư của ngành vào máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Rõ ràng khi các ngành quản trị lượng giá việc thực hiện nhiệm vụ của công ty họ, họ phải thực hiện việc so sánh giữa các công ty trong ngành của họ

2.3. Một số vấn đề gặp phải khi so sánh các tỷ số tài chính

Có sự khác biệt giữa giá trị theo sổ sách kế toán và giá trị thị trường của các loại tài sản và nguồn vốn nhất là trong điều kiện lạm phát cao. Điều này đã bóp méo các báo cáo tài chính và kéo theo tính không chính xác của các chỉ số tài chính.

Các nguyên tắc kế toán phổ biến được sử dụng đã làm cho việc xác định thu nhập của công ty không đúng với giá trị thật của nó. Chẳng hạn như việc áp dụng phương

pháp khấu hao nhanh đã làm cho lợi nhuận những năm đầu rất ít hoặc không có. Điều này không hẳn do công ty làm ăn không hiệu quả.

Chỉ số tài chính được tính toán dựa trên những số liệu kế toán và hoạt động của các công ty khác nhau về cách tính mức khấu hao, giá trị hàng tồn kho, chi phí nghiên cứu phát triển, tiền trợ cấp, liên doanh liên kết và thuế.

Điều quan trọng là điều kiện tài chính của một công ty lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác như (1) quản lý, marketing, vận hành, nghiên cứu và phát triển, và các hệ thống thông tin (2) hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, nhà phân phối, các chủ nợ, khách hàng và cổ đông (3) các khuynh hướng kinh tế xã hội, dân số, kỹ thuật, chính trị của chính phủ. Vì vậy sự phận tích các chỉ số tài chính cần phải được vận dụng một cách khôn khéo, sáng suốt.

3.4.Liên hệ thực tiễn với công ty sữa vinamilk

Calculated Data: Ratios

Industry average Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Tỷ số thanh toán

Tỷ số thanh toán hiện

hành 3.26 3.28 3.40 2.08 2.17 2.21

Tỷ số thanh toán nhanh 2.42 1.45 1.61 1.45 1.28 1.57

Asset Management ratios

Số vòng quay hàng tồn kho

Kỳ thu tiền bình quân

8.09 4.62 3.90 10.30 8.15 9.87

38.65 37.85 44.51

4.20 4.24 3.98 14.09 8.57 7.26

1.25 1.38 1.21 2.17 1.96 1.90

Tỷ số đòn bẩy tài chính

Tỷ số nợ trên tài sản 21.33% 19.35% 19.78% 40.10% 35.75% 44.07%

Khả năng thanh toán lãi vay

EBITDA Coverage Ratio

411.42 51.84 82.89 812.61 28.62 111.87 15.25 42.69 2.82 777.21 25.24 -75.40

Tỷ số sinh lợi

Tỷ suất sinh lợi trên

doanh thu 22.33% 14.73% 14.61% 14.08% 6.13% 10.45%

Basic Earning Power

(BEP) 32.28% 23.43% 17.83% 31.03% 19.90% 23.30%

Tỷ suất sinh lợi trên

tổng tài sản 27.94% 20.27% 17.61% 29.55% 19.06% 23.73%

Tỷ suất sinh lợi trên vốn

cổ phần 35.51% 25.13% 21.95% 46.56% 33.44% 44.90%

Tỷ số giá trị thị trường

Tỷ số giá tị trường trên

thu nhập 11.34 12.03 29.86 19.04 19.85 15.13

Price-to-Cash Flow

Ratio 10.32 10.48 26.26 10.86 11.41 12.49

Market-to-Book Ratio

Tỷ số thanh toán hiện hành là : 3.26. Cho thấy công ty có 3.26$ tài sản lưu động đảm bảo cho 1$ nợ đến hạn trả. Tỷ số thanh toán nhanh của công ty 2.42 cho thấy công ty có 242% tài sản có tính thanh khoản cho mỗi $ nợ đến hạn trả.

Kỳ thu tiền bình quân 25,06 ngày  vừa phải

Số vòng quay hàng tồn kho 8.09 -> nhanh sử dụng hàng tồn kho hiệu quả. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 1$ tài sản cố định tạo ra 4.2 $ doanh thu

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 1.25: 1$ tài sản tạo ra 1.25$ doanh thu. Nếu chỉ số này cao cho thấy công ty đang hoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn.

Tỷ số nợ trên tài sản 21.33%. tức 21.33% tài sản của công ty được tài trợ bởi vốn vay. Khả năng thanh toán lãi vay 411.42%. rất cao. Khả năng sinh lợi trên doanh thu. Công ty có được 100$ doanh thu thì tạo ra được 22,33$ lãi ròng.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 27.94% Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần 35.51%

Sự khác nhau giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là do công ty có sử dụng vốn vay. Nếu công ty không có vốn vay thì hai tỷ số này sẽ bằng nhau.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty là 27.94% trong khi tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là 35.51% điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn vay có hiệu quả nên đã khuếch đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cao hơn tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.

Tỷsố giá thị trường trên thu nhập 11.34%

Điều này có nghĩa là giá cổ phần của công ty được bán gấp 11,34 lần so với thu nhập hiện hành của nó.

2.3 NHÂN SỰ2.3.1 Khái niệm 2.3.1 Khái niệm

Quản trị nguồn nhân lực là bao gồm tất cả các quyết định và hoạt dộng có liên quan tới mối quan hệ giữa tổ chức và nhân viên. Nó bao gồm 4 yếu tố chính: lên kế hoạch & tuyển dụng, xây dựng đội ngũ kế cận, đánh giá nhân sự, xây dựng & quản lý

hệ thống lương thưởng, chế độ đãi ngộ, đào tạo & phát triển. Mục đích là đặt những người thích hợp vào đúng vị trí, đúng thời điểm cần thiết từ đó phát huy tối đa được thế mạnh của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích nội bộ doanh nghiệp.docx (Trang 28 - 33)