Kỹ năng (Skills)

Một phần của tài liệu Phân tích nội bộ doanh nghiệp.docx (Trang 83 - 84)

4. MỘT VÀI MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TRONG MARKETING VÀ QUẢN LÝ

4.3.4.Kỹ năng (Skills)

Yếu tố này nhằm đề cập đến khả năng thực sự và năng lực của một công ty. Yếu tố này nhằm tạo nên sự khác biệt cho công ty đó với các công ty khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Nói một cách cụ thể, yếu tố Skill chính là năng lực khác biệt của mỗi cá nhân trong tổ chức và của toàn công ty.

Khi cơ sở cạnh tranh thay đổi, ý nghĩa của năng lực khác biệt cũng suy giảm rất nhanh. Trên thực tế, ngay từ khi mô hình kinh doanh của bạn bắt đầu phát triển thì lập tức sẽ xuất hiện những đối thủ học tập bạn để dành thị phần. Lãnh đạo cần thay đổi tư duy của chính họ để quản lý hiệu quả năng lực khác biệt của tổ chức. Ở đây, nhóm sẽ đề cập đến năng lực khác biệt của những cá nhân chủ chốt trong một tổ chức, chính với những cá nhân này sẽ tạo nên năng lực cho toàn công ty đó.

Ở đây, nhóm tập trung phân tích các nhà lãnh đạo của các công ty. Chính với những quyết định, sự thích nghi của họ sẽ tạo nên năng lực cạnh tranh cho mỗi công ty.

Hãy cũng xem xét trường hợp của Ban lãnh đạo của Intel, đã có 5 vị CEO trong lịch sử của công ty: Robert Noyce, Gordon Moore, Andy Grove, Craige Barrett và CEO đương nhiệm Paul Otellini. Việc thay đổi lãnh đạo tại Intel không chỉ đơn thuần là sự tiếp nối lãnh đạo. Mục đích chính của việc thay đổi nhằm tạo bước tiến mới cho công ty, tạo nên năng lực khác biệt cho công ty qua mỗi giai đoạn. Khi Grove rời vị trí CEO năm 1998, ông vẫn hoạt động rất hiệu quả và hoàn toàn có thể ở tại vị trí ít nhất là 3 năm nữa, cho đến khi ông 65 tuổi, tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, ông đã nhường lại quyền điều hành cho Barrett, người sau đó đã đưa ra và thực thi những chiến lược mở ra những thị trường mới cho Intel. Mỗi CEO tại Intel đã để lại cho mình một dấu

ấn riêng biệt: Grove với quyết định quan trọng rời khỏi thị trường chip (memory chip) để chuyển hướng sang bộ vi xử lý, một quyết định đã giúp Intel khẳng định vị trí một tập đoàn công nghệ cao toàn cầu hàng đầu. Còn Otellini, từ khi trở thành lãnh đạo công ty năm 2005, đã chú trọng vào dòng mobile chip (Atom), dòng chip có thể sử dụng trên mọi thiết bị điện tử cần kết nối mạng, như điện thoại di động, hệ thống định vị, hay thậm chí cả máy dệt may.

Rõ ràng với việc phát triển năng lực khác biệt của các CEO trong Intel, chính họ cũng đã tạo nên sự khác biệt và tăng trưởng vượt bậc cho Intel.

Một phần của tài liệu Phân tích nội bộ doanh nghiệp.docx (Trang 83 - 84)