Promotion (Chiêu thị)

Một phần của tài liệu Phân tích nội bộ doanh nghiệp.docx (Trang 76 - 79)

4. MỘT VÀI MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TRONG MARKETING VÀ QUẢN LÝ

4.1.4.Promotion (Chiêu thị)

a. Định nghĩa

- Promotion ( chiêu thị)- một trong 4 công cụ của Marketing mix - tức là những hoạt động của người bán nhằm đưa sản phẩm đến với người tiêu dung thông qua các bước “ biết - hiểu – thích – chuộng – tin – mua”. Từ đó, giúp nâng cao lượng khách hàng và tăng doanh số.

- Các công cụ của hoạt động Promotion:  Quảng cáo ( Advertising)

 Khuyến mãi ( Sales promotion)

 Đội ngũ nhân viên bán hàng ( Personal Selling )  Quan hệ công chúng ( Public relation )

 Marketing trực tiếp.

b. Phân tích các công cụ Promotion

b.1. Quảng cáo

- Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động chiêu thị. Quảng cáo chuyển các thông tin có sức thuyết phục đến các khách hà ng mục tiêu cũng như là củng cố lòng trung thành của khách hàng hiện tại.

- Có 4 chữ thường được sử dụng trong quảng cáo. Đó là: AIDA

Attention ( sự chú ý ) Interest ( sự thích thú) Desire ( mong muốn) Action ( hành động)

- Một chiến lược quảng cáo cần chú ý đến 3 yếu tố:

 Thông điệp quảng cáo: đó là những lời rao truyền tải một cách ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu và ấn tượng đến cho khách hàng

 Phương tiện truyền thông : là kênh thông tin dung để truyền tải thông điệp quảng cáo. Phương tiện truyền thông rất đa dạng như tivi, báo, đài, biển báo, bana, ap phích…

 Chiến lược quảng cáo: chuẩn hóa – thích nghi.

b.2. Khuyến mãi

- Khuyến mãi là những nỗ lực Marketing đặc biệt nhằm kích thích thị trường đáp ứng nhanh và mạnh hơn nữa sản phẩm, dịch vụ. có thể nói, nếu quảng cáo để nêu lên “ lý do mua hàng “ thì khuyến mãi chính là lời kêu gọi “ hãy mua hàng” đầy cám dỗ từ nhà sản xuất.

- Các hình thức khuyến mãi cực kì đa dạng : phiếu mua hàng, tặng quà, và tiền thưởng, hàng dung thử, khuyến mãi tại cửa hàng, hợp tác quảng cáo tại địa điểm phân phối, hội chợ triển lãm, chương trình giới thiệu sản phẩm…

Vì các hoạt động khuyến mãi khá đa dạng và linh hoạt nên là công cụ có khả năng điều chỉnh tốt nhất cho phù hợp nhu cầu của người tiêu dung hay nhà phân phối tại chỗ. Tuy nhiên, khuyến mãi không phải luôn là một công cụ xúc tiến sản phẩm hiệu quả vì phần lớn các hoạt động khuyến mãi chỉ tạo ra một lớp khách hàng chỉ thích mua hàng giá rẻ và hay thay đổi nhãn hiệu.

b.3. Đội ngũ nhân viên bán hàng

- Đây là lực lượng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó có thể trực tiếp tìm hiểu nhu cầu, sở thích, mức độ quan tâm của khách hàng một cách chính xác và khách quan nhất. đồng thời, họ cũng là đội ngũ trả lời các câu hỏi, giải đáp thắc mắc về sản phẩm và thuyết phục khách hàng

- Điều cần lưu ý khi lựa chọn đội ngũ bán hàng đó là những người năng động, sáng tạo, nhanh nhẹn… và điều đặc biệt là nên lựa chọn người bản xứ, để có thể tin tưởng vào sự hiểu biết của họ về văn hóa, phong tục, tập quán và chuẩn mực ở địa phương.

b.4. Quan hệ công chúng

- Đây là công cụ hữu hiệu nhằm tăng cường uy tín và hình ảnh của donh nghiệp nói chung trong toàn thể cộng đồng dân chúng địa phương với hai khía cạnh: quan hệ đối nội với các nhân viên công ty ( thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp) , quan hệ đối ngoại ( thông qua các chương trình hỗ trợ cộng đồng, các mối quan hệ với các tổ chức hay với chính quyền địa phương)

- Các công cụ của quan hệ công chúng như là : xuất bản phẩm, sự kiện, tin tức, hoạt động liên quan đến cộng đồng, các phương tiện tạo hình ảnh riêng, vận động hậu trường….

b.5. Marketing trực tiếp

- Là việc tiếp cận trực tiếp với nhóm khách hàng và thậm chí từng các nhân cụ thể thông qua việc gửi catalog, thư tín, qua thương mại điện tử, hệ thống mua sắm qua truyền hình, fax, e-mail…

- Yêu cầu để thực hiện được hình thức này đó là cần phải có kho cơ sở dữ liệu về khách hàng dồi dào và đáng tin.

Một phần của tài liệu Phân tích nội bộ doanh nghiệp.docx (Trang 76 - 79)