NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN – R&D

Một phần của tài liệu Phân tích nội bộ doanh nghiệp.docx (Trang 46 - 49)

2.5.1 Định nghĩa và chức năng

Nghiên cứu và phát triển là việc khám phá ra những hiểu biết mới về sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những hiểu biết đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng (hoặc của thị trường).

Nghiên cứu phát triển có 4 chức năng chính12 :

 Nghiên cứu - phát triển sản phẩm (Product R&D) : nghiên cứu thuần túy về mặt sản phẩm để cho ra đời những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới. Hoạt động Product R&D thường chú trọng đến công thức, thành phần cấu tạo, màu sắc, hương vị… của sản phẩm. Các công ty đang theo đuổi chiến lược phát triển sản phẩm cần phải đặc biệt tập trung vào chức năng này. Ví dụ: nghiên cứu nước mắm làm từ cá hồi, bột nêm làm từ rong biển…

12

1 Theo Thời báo Kinh tế Sài gòn – Phương Trinh. Cần hiểu đúng về chức năng R&D. Đăng tải trên vnbrand: http://www.vnbrand.net/Kien-thuc-kinh-doanh/can-hieu-dung-ve-chuc-nang-rad.html

 Nghiên cứu - phát triển bao bì (Packaging R&D) : nghiên cứu các loại bao bì mới. Ví dụ : một công ty trong ngành nước giải khát tung ra các sản phẩm trà xanh đóng chai, được chiết rót ở nhiệt độ cao, buộc phải có một loại chai nhựa làm bằng chất liệu chịu nhiệt mà không bị biến dạng, không độc hại. Bộ phận R&D của công ty phải nghiên cứu để chọn một loại chất liệu phù hợp với chi phí hợp lý nhất cho sản phẩm mới này.

 Nghiên cứu – phát triển công nghệ (Technology R&D) : nghiên cứu, tìm kiếm công nghệ sản xuất, chế biến tối ưu để cho ra đời sản phẩm ( cả cũ lẫn mới) với chất lượng và giá thành tối ưu. Ngoài ra còn bao gồm cả hoạt động “tình báo công nghệ”. Ví dụ: công nghệ lên men tự nhiên khác với công nghệ thủy phân bằng a-xít trong sản xuất nước tương, công nghệ sản xuất bia tươi khác với bia “luộc”, công nghệ pha chế hương liệu trong ngành thức uống…

 Nghiên cứu – phát triển quá trình (Process R&D) : nghiên cứu tìm kiếm các quá trình sản xuất, chế biến, lắp ráp, vận hành, phối hợp… tối ưu, mang tính ứng dụng cao, đem lại hiệu suất và hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói, hoạt động R&D đóng vai trò như một chìa khóa quyết định khả năng cạnh tranh thành công của doanh nghiệp. Sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp phải gắn chặt với hoạt động R&D. Và R&D đôi khi còn quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang toàn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh khốc liệt. Hoạt động R&D giúp cho doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm mới, mang đầy yếu tố “ sáng tạo và công nghệ”, cải tiến qui trình sản xuất, hoặc sản phẩm hiện có, đáp ứng nhu cầu luôn đổi mới của khách hàng. Từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp giữ vững khách hàng, tăng doanh số, lợi nhuận cũng như mở rộng hơn nữa qui mô doanh nghiệp.

Ví dụ:

- Hoa kỳ và Nhật Bản đã đầu tư cho hoạt động R&D lên tới 3% GDP, Đức và Pháp từ 2-3% GDP, Hàn quốc 5% GDP, Singapore 1.1% GDP. Đây

đều là những nước phát triển nhanh, mạnh trên thế giới, sản phẩm tạo ra mang hàm lượng công nghệ cao.

- “Ở Việt Nam, hầu hết các máy rút tiền ATM đều được nhập khẩu từ

nước ngoài. Hiện nay trong nước, chỉ có Ngân hàng TMCP Đông Á, nhờ tự nghiên cứu, đầu tư cải tiến một số chức năng của máy ATM mà máy ATM của Đông Á có khả năng vừa nhận tiền vừa nhả tiền. Đây làm máy ATM trong nước duy nhất có tính năng ưu việt này. Chính sự nghiên cứu đầu tư cải tiến máy ATM đã giúp cho ngân hàng TMCP Đông Á giành được một lượng khách sử dụng dịch vụ của mình tương đối lớn”13.

- Khi bắt đầu ra thị trường, sản phẩm đèn com-pắc Ðiện Quang phải cạnh tranh mạnh mẽ với đèn com-pắc mang thương hiệu Philips. Ðây là thương hiệu quốc tế nổi tiếng và đã được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nên là thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Song, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thị trường trong nước, công ty phát hiện, một trong những đặc thù ở Việt Nam là điện áp hay thay đổi đột ngột, là nguyên nhân khiến các loại bóng đèn ngoại nhập khi sử dụng ở Việt Nam hay bị cháy. Vì vậy, bộ phận R&D của công ty với 11 kỹ sư có trình độ cao học trở lên đã tập trung nghiên cứu chế tạo để đèn com-pắc Ðiện Quang có thể khắc phục được nhược điểm này, đáp ứng tốt nhất người tiêu dùng trong nước, với chất lượng tương đương với đèn ngoại nhập nhưng giá cả lại cạnh tranh hơn và đặc biệt tuổi thọ cao hơn. Nhờ hoạt động R&D gắn chặt nhu cầu thị trường, không chỉ đèn com-pắc mà các sản phẩm khác của Ðiện Quang có thể cạnh tranh thành công với sản phẩm cùng loại và đang dần chiếm lĩnh thị trường trong nước. Hiện doanh nghiệp này có ba phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Vilas, hằng năm đầu tư ít nhất từ 3% đến 5% doanh thu cho hoạt động R&D. Bình quân một

13

1 Theo Diễn đàn Doanh nghiệp (29/05/2009). Ngân hàng Đông Á giới thiệu công nghệ ATM H38N. Đăng tải trên VNTRADES: http://www.vntrades.com/tintuc/modules.php?name=News&file=print&sid=45044

năm, “Ðiện Quang đưa ra thị trường mười sản phẩm mới và đến nay, đã có

20 nhóm hàng với 200 loại sản phẩm khác nhau”14.

- Nói về ngành công nghệ phần mềm (CNPM) của Việt Nam, 5 năm qua ngành đã có bước phát triển ngoạn mục về quy mô và thị trường. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của ngành thường xuyên cao gấp 3-4 lần tỷ lệ tăng trưởng GDP chung của cả nước, năng suất và giá trị sản lượng lao động trong ngành cũng cao hơn các ngành kinh tế khác từ 3-10 lần. Tuy có sự phát triển đáng kể như vậy, nhưng để có thể vươn lên tầm thế giới, đưa VN trở thành một nước mạnh về CNPM thì còn rất nhiều thử thách. Một trong đó chính là sự yếu kém trầm trọng về hoạt động R&D cho ngành. Ông Herry Nguyễn Hữu Thái Hòa _ giám đốc Chất lượng của Tập đoàn Schneider Electric Châu Á Thái Bình Dương - nhận định “giá trị R&D của Việt Nam đang ở mức nguy hiểm nhất, chúng ta không có những Viện R&D và không biết làm R&D như thế nào vì bản chất từ trước tới nay chúng ta chưa bao giờ làm R&D ”. Do đó, từ bao nhiêu năm nay, ngành CNPM của Việt Nam vẫn chỉ đi làm thuê, lắp ráp, gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài mà chưa thể bức phá tự tạo ra một sản phẩm mang giá trị Việt Nam15.

5.2.Một số vấn đề cần lưu ý khi đánh giá hoạt động R&D của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích nội bộ doanh nghiệp.docx (Trang 46 - 49)