- là một thị trường lớn nhưng cũng nhiều rủi ro Thị trường Nhật là thị trường
5 Chiến lược giá :
Sự quản lý về giá cả và các chính sách vỀ giá trong marketing xuất khẩu
phức tạp hơn marketing trong nước. Nhà quản trị marketing xuất khẩu phải chú ý
đến những vấn để sau khi quản lý về giá :
Ra giá cho những sản phẩm được sản xuất toàn bộ hay một phần trong
nước và được tung ra nước ngoài. Ra giá cho những sản phẩm được sản xuất hay tiêu thụ nội địa nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi các sản phẩm tương tự được sản
xuất và bán ra thị trường tại các nước khác.
Tác động của việc ra giá tại thị trường này ảnh hưởng đến hoạt động của công ty ở các thị trường khác. Nguyên lý và thực tiễn của việc thiết lập giá xuất
khẩu về cơ bản không có sự khác biệt so với việc thiết lập giá cho thị trường nội
địa. Khách hàng cần cảm thấy rằng họ đã nhận được giá trị hàng hoá tương xứng với số tiền mà họ đã bỏ ra. Vào cùng một thời điểm, các nhà quản trị marketing
xuất khẩu cần phải tìm kiếm lợi nhuện bất kể trong thời gian ngắn hay dài tuỳ
thuộc vào mục tiêu chung của công ty và những quyết định hiện thời.
Nhìn chung, một quyết định về giá cả bao gồm việc định giá ban đầu cũng
như việc thay đổi giá cả tuỳ vào từng thời điểm khác nhau. Thay đổi giá cả có thể liên quan đến việc chiết khấu, giảm giá hay bất cứ hoạt động nào thể hiện sự
khác biệt so với giá ban đầu.
Sự khác nhau về giá cả rất quan trọng tuỳ thuộc vào hầu hết các yếu tố
trên, đặc biệt là sự khác biệt về giá xuất khẩu và giá nội địa. Những quyết định cân phải được thực hiện tuỳ thuộc vào mối quan hệ về giá cả giữa các sản phẩm
được bán ra tại thị trường đa quốc gia, giá cả cho người tiêu dùng trong cùng một thị trường phải như nhau, thấp hơn, hay cao hơn tại thị trường các nước khác hay
==———...
Luận Văn Tốt Nghiệp
mm...
trong thị trường nội địa. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc tạo thành giá
xuất khẩu bao gồm :
- Chỉ phí
- Điều kiện thị trường và phản ứng người tiêu dùng