Cân đối giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thăng Long.pdf (Trang 70)

Để có thể đạt được công tác huy động vốn hiệu quả nhất, ta cũng cần xem xét tới yếu tố sử dụng vốn. Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng là nhân tố quyết

định mức độ về số lượng, cơ cấu nguồn vốn huy động. Do vậy, có thể khẳng định công tác huy động vốn có hiệu quả hay không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sử

dụng vốn của Ngân hàng. Vì vậy giải pháp trước mắt đối với Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Giải pháp này bao gồm:

- Thành lập các tổ thu hồi nợ xấu tại chi nhánh Thăng Long và các phòng giao dịch có tỷ lệ nợ xấu cao; Phân loại nợ, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro theo đúng quy

định. Xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, làm lành mạnh hóa tài chính thông qua các biện pháp : đôn đốc thu nợ, xử lý tài sản đảm bảo, xử lý rủi ro.

- Đối với các dư nợ cũ, lãi suất cho vay thấp chi nhánh đang chịu lỗ, tiến hành thỏa thuận lại với khách hàng theo quy định để nâng mức lãi suất đảm bảo kinh doanh có lãi.

- Đối với dư nợ mới (trung và dài hạn) để tránh rủi ro về lãi suất, áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận.

- Định kỳ xếp loại khách hàng làm cơ sởđịnh hướng tín dụng với khách hàng. - Thực hiện tăng trưởng dư nợ phải đi đôi với chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có lãi.

Trên đây là những giải pháp xuất phát từ tình hình thực tế của chi nhánh Thăng Long trong thời gian qua. Có biện pháp thực hiện ngay, có biện pháp thực hiện trong thời gian lâu dài. Hy vọng rằng, với nỗ lực không ngừng, chi nhánh Thăng Long sẽ đạt được hiệu quả cao trong công tác huy động vốn của mình, tạo nguồn vốn đủ, an toàn, ổn định và vững chắc.

3.3. Mt s kiến ngh :

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thăng Long.pdf (Trang 70)