ỦY QUYỀN TTV THANH TOÁN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp – kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền.doc (Trang 39 - 41)

CHUYỂN TIỀN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG HỆ THỐNG SCB

ỦY QUYỀN TTV THANH TOÁN

TTV THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TTV GIAO DỊCH BỘ PHẬN LƯU TRỮ CHỨNG TỪ

(1): Điện đến được Ban giám đốc hoặc người được ủy quyền ký duyệt, sau đó đẩy điện đến phòng kế toán.

(2): Tại phòng kế toán, Trưởng/ phó phòng xem điện, ký duyệt sau đó chuyển điện qua thanh toán viên thanh toán điện tử.

(3): Thanh toán viên thanh toán điện tử in chứng từ điện tử theo các yêu cầu sau:

• Đối với chứng từ chuyển tiếp ngoài hệ thống thì in 4 liên sau đó chuyển cho Trưởng/Phó phòng kế toán ký tên.

• Đối với chứng từ ghi Có tại ngân hàng cùng hệ thống thì in 2 liên sau đó chuyển cho kiểm soát viên ký tên. Đối với chứng từ ghi Nợ (Séc bảo chi, Séc chuyển tiền) thì in 1 liên.

• Liên 1 chứng từ nội bộ (Thanh toán viên giao dịch đã giữ lại liên 2 làm báo có cho khách hàng)

• Tách liên 1 chuyển tiếp ngoài hệ thống (3 liên còn lại sẽ chuyển cho thanh toán viên bù trừ để đi thanh toán bù trừ vào ngày làm việc kế tiếp).

• Sắp xếp theo số liệu liên hàng và loại chứng từ cuối ngày, in thống kê các chứng từ, đối chiếu với chứng từ điện tử đến nhận được trong ngày phải khớp đúng. Cuối ngày báo số đối chiếu (tổng số chứng từ đến và đi) với phòng điện toán để tạo file đối chiếu với trung tâm thanh toán. Thanh toán viên thanh toán điện tử theo dõi trên máy tính khi trung tâm thanh toán báo “chi nhánh được phép lưu trữ” thì mới kết thúc công việc.

(4): Thanh toán viên giao dịch ký và kiểm tra sự khớp đúng về tên và số tài khoản.

• Liên 1 (chứng từ gốc) trả lại cho thanh toán viên thanh toán điện tử.

• Liên 2 giữ lại làm báo có cho khách hàng.

Sang ngày hôm sau, thanh toán viên giao dịch chuyển chứng từ gốc (gồm chứng từ điện tử và chứng từ giấy) cho bộ phận lưu trữ chứng từ.

Các nội dung hạch toán tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) bao gồm các nội dung sau:

• Tại đơn vị nhận lệnh thực hiện hạch toán như sau: Nợ: TK 519

Có: TK thích hợp

• Tại Hội sở chính thực hiện hạch toán như sau: Nợ: TK 519 đơn vị phát lệnh Có: TK 519 đơn vị nhận lệnh

• Tại đơn vị phát lệnh hạch toán như sau: Nợ: TK thích hợp Có: TK 519

Lưu ý: Các tài khoản thích hợp có thể là các tài khoản:

TK Tiền mặt đối với trường hợp khách hàng không có tài khoản tại SCB

TK tiền gửi hoặc tiền vay của khách hàng đối với trường hợp chuyển tiền bằng Ủy nhiệm chi, Séc chuyển khoản …

Một phần của tài liệu Một số giải pháp – kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền.doc (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w