(Nguồn: Báo cáo tài chính của PVFC)
Qua bảng kết quả kinh doanh ta thấy trong 4 năm liên tiếp, thì Công ty Tài chính Dầu khí đều hoạt động có lãi, lợi nhuận sau thuế qua các năm tăng dần lên, trừ năm 2005, thu nhập sau thuế có giảm vì thuế thu nhập phải nộp quá nhiều và chi ngoài lãi lớn hơn nhiều so với các năm trước. Bằng chứng là, năm 2002 lợi nhuận sau thuế đạt 3,5 tỷ
đồng, đến năm 2003 tăng 1,7 lần (5,9 tỷ đồng) và năm 2004 tăng 1,4 lần so với năm 2003 (8.3 tỷ đồng). Đây tuy không phải là 1 con số lớn so với các Tổ chức Tín dụng Nhà nước nhưng là một kết quả tốt so với 1 công ty mới đi vào hoạt động.
2.2. Thực trạng hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí chính Dầu khí
2.2.1. Sự cần thiết của hoạt động thu xếp vốn cho dự án đối với Công ty Tài chính Dầu khí Tài chính Dầu khí
Hoạt động thu xếp vốn được hình thành cùng với sự ra đời của Công ty Tài chính Dầu khí. Hoạt động này được triển khai tại Phòng Thu xếp vốn và tín dụng Doanh nghiệp từ năm 2000. Chức năng chủ yếu của phòng là tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong thu xếp vốn cho các dự án đầu tư trong và ngoài Tổng công ty; quản lý và tổ chức triển khai các hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp.
Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
- Thực hiện tư vấn phương án thu xếp vốn và thực hiện thu xếp vốn tín dụng cho
các dự án đầu tư trong và ngoài Tổng công ty; đàm phán, chuẩn bị nội dung và theo dõi các hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước cho Tổng công ty hoặc các doanh nghiệp khi được uỷ quyền;
- Nhận và cho vay các nguồn vốn uỷ thác của Tổng công ty và các tổ chức khác;
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn các doanh nghiệp
- Thực hiện cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp;
- Tổ chức triển khai hoạt động Bao thanh toán cho các doanh nghiệp
- Thực hiện việc dàn xếp tài chính và nhận uỷ thác quản lý tài sản cho thuê
Hiện nay, Phòng Thu xếp vốn và Tín dụng Doanh nghiệp được chia thành 04 tổ chức năng:
- Tổ Bảo lãnh và Bao thanh toán
- Tổ tổng hợp
Có thể nói, hoạt động thu xếp vốn là một hoạt động mới nhưng lại được tiến hành ngay từ những ngày đầu thành lập Công ty. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động này không chỉ đối với PVFC mà còn đối với Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.
Thứ nhất, với quy mô kiêm tốn của một Công ty Tài chính trực thuộc Tổng Công ty so với các trung gian tài chính khác trên thị trường, PVFC gặp khó khăn khi sử dụng vốn tự có để tài trợ cho các dự án trong ngành với tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng do những quy định về đảm bảo an toàn của NHNN. Theo đó, một Tổ chức Tín dụng chỉ được tài trợ tối đa 15% vốn điều lệ cho một khách hàng trong khi vốn điều lệ của Công ty lúc mới thành lập chỉ đạt 100 tỷ VND (từ ngày 01/01/2007 đã nâng lên 3000 tỷ VND). Hơn nữa, PVFC cũng không thể sử dụng tất cả số vốn tự có để cho vay dự án của ngành Dầu khí vì số lượng các dự án thì nhiều, thời gian dự án dài cũng như số vốn tín dụng cần huy động cho mỗi dự án là rất lớn, kéo theo mức độ gia tăng rủi ro khi qui mô vốn cho vay lớn.
Trong khi đó, mục tiêu thành lập PVFC là cung cấp vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên, hoạt động thu xếp vốn tín dụng cho dự án ra đời có ý nghĩa trong việc có thể hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Tổng Công ty giao phó, đồng thời giải quyết được những hạn chế về qui mô tín dụng của một Công ty Tài chính.