Biểu đồ 2.3 Thu nhập từ hoạt động thu xếp vốn (không bao gồm lãi cho vay trực tiếp từ nguồn vốn của PVFC)

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt dộng thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí”.doc (Trang 50 - 53)

trực tiếp từ nguồn vốn của PVFC)

7.38 5.63 5.63 4.15 3.58 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2003 2004 2005 2006 Phí uỷ thác và phí thu xếp vốn (Nguồn: Tổ Tổng hợp, Phòng Thu xếp vốn và Tín dụng DN, PVFC)

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động thu xếp vốn tại Công ty Tài chính Dầu khí chính Dầu khí

2.3.1. Kết quả đã đạt được

Xuất phát từ những trình bày và phân tích ở trên, ta thấy việc triển khai hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí đã thu được những thành tựu nhất định. Tuy là một dịch vụ tương đối mới, đòi hỏi phải có sự năng động, sáng của cán bộ thu xếp vốn, linh hoạt trong quá trình triển khai nhưng PVFC đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng của các dự án trong ngành cũng như ngoài ngành. Bên cạnh đó, PVFC đã tự xây dựng được một qui trình thu xếp vốn tương đối hoàn chỉnh cùng với các Quy trình, Quy chế bổ trợ liên quan đến Uỷ thác cho vay, cho vay dự án, các mẫu HĐ thu xếp vốn, HĐ uỷ thác cho vay, HĐ tín dụng chuẩn. Nhờ đó, công tác thu xếp vốn cho dự án của Công ty đã đi vào quy củ ngay từ đầu đồng thời chất lượng dịch vụ cũng được đảm bảo, xứng đáng là hoạt động trọng tâm và nền tảng của PVFC. Thông qua hoạt động thu xếp vốn mà PVFC giải quyết được những khó khăn của bản thân một CTTC trong việc cung cấp một lượng vốn lớn cho sự phát triển của Tập đoàn.

Những thành tựu nói trên sở dĩ đạt được là do:

 Việc triển khai thực hiện hoạt động thu xếp vốn cho dự án là hoàn toàn

phù hợp với mục tiêu ra đời và chiến lược phát triển của Công Ty Tài chính Dầu khí. Mặt khác đây lại là hoạt động quan trọng và thiết yếu đối với một TCT lớn như Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, một ngành lớn của quốc gia nên hoạt động thu xếp vốn đã góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển của các dự án trong ngành. Do đó, Ban lãnh đạo Công ty luôn ủng hộ và tạo điều kiện để cán bộ Phòng Thu xếp vốn và Tín dụng doanh nghiệp có thể phát triển được tốt hoạt động thu xếp vốn cho dự án theo mục tiêu đã đề ra. Còn đối với các dự án trong ngành thì vốn vay thương mại bao giờ cũng có được sự bảo lãnh của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, điều này làm cho công tác thu xếp vốn của PVFC dễ dàng hơn do giảm thiểu được sự rủi ro đối với các nhà tài trợ.

 Cán bộ phòng Thu xếp vốn và Tín dụng doanh nghiệp đã mạnh dạn và

chủ động trong việc triển khai một loại hình dịch vụ tài chính mang tính mới mẻ so với các TCTD khác. Chính vì thế, ban đầu mặc dù mục tiêu chỉ là thu xếp vốn tín dụng cho

dự án ngành, hiện nay PVFC không ngừng mở rộng hoạt động này sang các ngành khác của nền kinh tế, đặc biệt là các ngành mũi nhọn, hiệu quả kinh tế cao của đất nước như điện, than, du lịch cao cấp…Hơn thế nữa, công tác thẩm định dự án, tính năng động sáng tạo trong việc thiết kế sản phẩm, các phương thức tiếp cận dự án và tiếp cận nguồn vốn tài trợ cũng được nâng cao. Hiện nay, 100% cán bộ của Phòng Thu xếp vốn và Tín dụng doanh nghiệp đều là cử nhân, trong số đó có một số cán bộ đã là thạc sĩ. Điều này cũng cho thấy tiềm năng con người là một thế mạnh không thể phủ nhận của PVFC. Ngoài ra, do được đánh giá là sản phẩm trọng yếu của PVFC nên việc đầu tư công nghệ và con người luôn được coi trọng.

 Lợi thế về sự gia tăng qui mô vốn điều lệ: Sự tăng trưởng về qui mô vốn

thu xếp được cho các dự án của PVFC cũng là do hạn mức tín dụng của TCTD đối với PVFC và của PVFC đối với khách hàng tăng lên. Như đã nói ở trên, hạn mức tín dụng là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc hình thành hoạt động thu xếp vốn. Trong 6 năm qua, hạn mức tín dụng của PVFC cho khách hàng không ngừng tăng lên do sự tăng lên vốn điều lệ của PVFC. Mặt khác, nếu như năm 2003 hạn mức tín dụng của PVFC đối với 4 Ngân hàng thương mại Quốc doanh lớn nhất Việt Nam và một số Tổ chức tín dụng khác là 420 tỷ thì đến năm 2004 chỉ riêng hạn mức tín dụng của PVFC đối với 4 Ngân hàng Thương mại Quốc doanh lớn đã là 2335 tỷ. Sở dĩ con số này tăng nhanh như vậy một phần là do các Ngân hàng này tự mình tăng vốn điều lệ, một phần là do PVFC đã mở rộng mối liên hệ của mình với các ngân hàng từ hơn 10 ngân hàng và TCTD ban đầu nay đã lên đến gần 30 Ngân hàng và các TCTD.

Ngoài ra, có thể nói hiện nay, số vốn điều lệ của PVFC là rất lớn so với quy mô của một CTTC, thậm chí là chỉ sau 4 Ngân hàng Quốc doanh, và hơn hẳn các NH CP. Điều này tạo thuận lợi cho PVFC trong việc triển khai nghiệp vụ uỷ thác cho vay. Thông thường, NH muốn tham gia đồng tài trợ cho dự án họ phải chấp nhận làm đầu mối đồng tài trợ, tức là chịu trách nhiệm cùng với PVFC về mọi giao dịch sau khi vay, đặc biệt là về tài khoản thanh toán trong giải ngân, thu gốc thu lãi (CTTC không có chức năng thanh toán). Mà điều này là rất khó khăn với một ngân hàng nhỏ, thiếu kinh nghiệm quản lý và mạng lưới thu thập thông tin. Vì thế, uỷ thác cho vay xem ra là một phương

pháp hữu hiệu đối với các NH CP này. Họ vừa có thể mở rộng kênh tín dụng của mình, lại vừa giảm thiểu được rủi ro khi tham gia tài trợ cho 1 dự án quy mô vốn lớn mà thời hạn dài. Như vậy, hoạt động thu xếp vốn của PVFC đã đi đúng hướng khe hở của thị trường, tham gia thu xếp vốn cho dự án mà các NH lớn thường không quan tâm đúng mực và là cầu nối giữa NH nhỏ với các dự án lớn.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt dộng thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí”.doc (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w