Bảng 2.5: Độ nhạy của dự án Tàu đa năng
2.2.1.3. Đồng tài trợ
Đối với các dự án có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn, PVFC đã sử dụng mối quan hệ hợp tác rộng khắp của mình với các Tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để có thể đảm bảo chắc chắn thu xếp được khoản vốn vay cho dự án, đồng thời đảm bảo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về hạn mức cho vay đối với 1 khách hàng hoặc một nhóm khách hàng của Tổ chức tín dụng. Theo đó:
- Tổng dư nợ cho vay của Tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không
được vượt quá 15% vốn tự có của Tổ chức tín dụng. Tổng mức cho vay và 2. Lập phương án tiếp nhận nguồn uỷ thác cho
vay
4. Tiếp nhận và cho vay từ nguồn uỷ thác 3. Soạn thảo và ký kết HĐ Uỷ thác và HĐ Tín dụng
5. Thu hồi nợ gốc, lãi cho vay, xử lý nợ
6. Chuyển trả nợ gốc, lãi uỷ thác và thu phí uỷ thác
7. Thanh lý HĐ, kết thúc và lưu hồ sơ
1. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng
bảo lãnh của Tổ chức tín dụng đối với 1 khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của Tổ chức tín dụng.
- Đối với một nhóm khách hàng thì các tỷ lệ tương tự như trên lần lượt là
50% và 60% (Quyết định của Thống đốc NHNN VN số 457/2005/ QĐ – NHNN ngày 19/4/2005 về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng”)
Với hình thức đồng tài trợ này thì PVFC thực hiện 3 vai trò:
Người thu xếp vốn: PVFC sẽ thay mặt bên vay tìm kiếm nguồn vốn cho dự án; soạn thảo đàm phán các điều kiện của HĐ vay vốn; Hỗ trợ bên vay và các thành viên đồng tài trợ giải ngân, thu nợ, thu lãi, giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến HĐTD
Đầu mối cấp tín dụng: Đại diện cho các thành viên đồng tài trợ soạn thảo, đàm phán, ký kết Hợp đồng tín dụng với bên vay; thực hiện quản lý khoản vay (nhưng về mặt pháp lý không phải là tổ chức tín dụng đầu mối)
Thành viên đồng tài trợ: PVFC trực tiếp tham gia đồng tài trợ cho dự án từ nguồn vốn tự có cuả mình hoặc từ nguồn vốn uỷ thác.
Các loại Hợp đồng được ký kết:
Hợp đồng thu xếp vốn (nếu có)
Hợp đồng tín dụng giữa chủ dự án và bên vay (bao gồm các thành viên
đồng tài trợ)
Hợp đồng đồng tài trợ (HĐ ĐTT)
Hợp đồng uỷ thác cho vay (nếu có)
HĐ ĐTT là đặc trưng của hình thức thu xếp vốn này. HĐ ĐTT là một bản thoả thuận chung mang tính pháp lý giữa các thành viên đồng tài trợ về các điều khoản cho vay đối với một khách hàng. Trong HĐ ĐTT phải chỉ ra rằng PVFC là bên thu xếp tài chính và quản lý khoản vay; phải thống nhất được một Tổ chức tín dụng làm Tổ chức tín
dụng đầu mối; cùng các điều khoản khác về tỷ lệ góp vốn vay, lãi suất cho vay, phương thức thu nợ…
Về nguyên tắc, phí thu xếp vốn được tính theo cách 1, thu phí 1 lần duy nhất và
được tính dựa trên tổng giá trị vốn thu xếp (xem bảng 1.1). Cách thu phí này hầu như
không được áp dụng ở PVFC bởi vì giống như hình thức thu xếp vốn thứ hai, PVFC cũng là một thành viên tham gia tài trợ cho dự án nên có quyền hưởng lãi theo tỷ lệ hùn vốn của mình. Và để giảm thiểu các thủ tục, thông thường HĐ thu xếp vốn được bỏ qua. Trong khi đó, theo Quyết định số 154/1998/QĐ – NHNN14 của Thống đốc NHNN VN
về việc ban hành Quy chế đồng tài trợ các Tổ chức tín dụng thì Công ty tài chính không
được tổ chức đồng tài trợ và là Tổ chức tín dụng đầu mối được hưởng phí thu xếp vốn. Để giải quyết vấn đề này, trong HĐ ĐTT phải quy định PVFC và Tổ chức đầu mối đồng tài trợ chia nhau theo một tỷ lệ nhất định 1 phần lãi thu được theo quy định của Hợp đồng tín dụng. Phần mà PVFC nhận được đó chính là phí thu xếp vốn và quản lý khoản vay; phần mà Tổ chức đầu mối đồng tài trợ nhận được gọi là phí đầu mối.
Hình thức thu xếp vốn 2.3.1.2 và 2.3.1.3 được PVFC kết hợp và áp dụng cho trường hợp thu xếp vốn cho dự án Cảng Đạm Phú Mỹ (năm 2002).
Tên đầy đủ của dự án là Dự án Cảng đạm và dịch vụ Phú Mỹ và đây cũng là một dự án trong ngành với chủ đầu tư là Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí(PTSC). Mục tiêu của dự án là đáp ứng nhu cầu xuất đạm của nhà máy đạm Phú Mỹ và xuất khẩu các hàng hoá tổng hợp khác trong khu vực; cung cấp dịch vụ hàng hải, cảng biển cho nền kinh tế quốc dân.
Dự án Cảng Đạm Phú Mỹ có tổng nguồn vốn dự kiến là hơn 500 tỷ đồng, trong đó 50 % là do Tổng Công ty Dầu khí đầu tư, 50% là vốn vay thương mại. Để có thể triển khai được dự án, PTSC đã đề nghị PVFC thu xếp khoản vốn vay cho dự án này với số vốn đề nghị vay tối đa là 209.106.509.000 VND và 3.714.145,6 USD (dùng để mua thiết bị cho giai đoạn 1).
PVFC cũng đã tiến hành thẩm định dự án, xem xét công nợ và quan hệ với khách hàng để đưa ra quyết định thu xếp vốn
Thẩm định dự án
Sự cần thiết của dự án: Xuất phát từ nhu cầu hoạt động của ngành: khu Biên Hoà, Phú Mỹ đến Vũng Tàu là nơi tập trung các dự án chủ yếu và quan trọng của ngành Dầu khí. Về quy hoạch, hệ thống cảng Thị Vải – Vũng Tàu có chức năng quan trọng là phục vụ các nhu cầu khai thác các ngành và hiện tại khu vực cảng Phú Mỹ chưa có dự án nào đáp ứng nhu cầu cảng biển phát sinh từ hoạt động của ngành. Hơn thế nữa, cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh sẽ không thể đáp ứng được sự phát triển năng động của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cảng đạm Phú Mỹ ra đời sẽ phục vụ cho nhu cầu nhập xuất hàng cho các dự án trong ngành các vùng lân cận, hỗ trợ đắc lực cho cụm cảng HCM.
Các chỉ tiêu tài chính của dự án:
- Lãi suất chiết khấu: 10%/ năm
- NPV: 167.484.837.000 VND
- Lãi vay: 9,5%/ năm
- IRR: 14,37%/ năm
- Thời gian hoàn vốn: 13,9 năm
Nguồn trả nợ của dự án: quỹ khấu hao, lợi nhuận sau thuế
Độ nhạy của dự án: