GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN CHO DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ và NHNN
Điều chỉnh một số các Quy định đối với riêng CTTC
Là Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn của TCT Dầu khí Việt Nam, đồng thời là một Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, PVFC vừa phải chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp vừa phải tuân theo các quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Ngoài ra, PVFC còn phải hoạt động theo qui định tại Nghị định 79/2002/NĐ – CP của Chính phủ ngày 04/10/2002 về tổ chức, hoạt động của CTTC. Như vậy, với tư cách là một CTTC trực thuộc TCT Nhà nước, PVFC gặp nhiều khó khăn hơn so với các tổ chức kinh tế khác do phải tuân theo quá nhiều văn bản luật. Làm thế nào để có thể thoả mãn đồng thời ba ràng buộc nói trên quả là một thách thức không nhỏ đối với PVFC trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Nghị định 79/2002/NĐ – CP còn nhiều bất cập, theo đó, CTTC thuộc TCT không được thực hiện dịch vụ thanh toán. Việc không thực hiện được dịch vụ thanh toán dẫn đến việc giải ngân, thu nợ, thanh toán lãi đều phải nhờ đến tài khoản thanh toán tại NHTM. Điều này làm hạn chế vai trò thu xếp vốn, quản lý khoản vay của PVFC, đồng thời khiến cho không thể thanh toán được giữa các doanh nghiệp thành viên trong khi nhu cầu thanh toán, điều hoà vốn giữa các DN thành viên là rất lớn.
Hiện nay, mức cho vay đối với một khách hàng của TCTD được NHNN quy định là 15% vốn tự có (theo Quyết định 457/2005/QĐ – NHNN ngày 19/4/2005 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động TCTD). Đây là một tỷ lệ khá thấp so với nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án. Chính vì thế hoạt động thu xếp vốn ra đời nhằm khắc phục hạn chế về tỷ lệ cho vay như trên bằng cách hùn vốn với các NHTM hoặc tìm các nhà tài trợ khác để tài trợ cho dự án. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, các CTTC chỉ được tham gia với tư cách là một đơn vị đồng tài trợ chứ không được đứng ra làm đầu mối để tổ
tình trạng bất cập của PVFC hiện nay, mặc dù là đơn vị chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi thủ tục giao dịch giữa các thành viên đồng tài trợ nhưng về danh nghĩa chỉ là lại không được coi là đầu mối đồng tài trợ. Do đó, muốn thực hiện được hoạt động thu xếp vốn theo hình thức đồng tài trợ thì PVFC buộc phải mới một NHTM đứng ra làm đầu mối,và theo quy định NHTM này vẫn được hưởng phí đầu mối. Như thế, cả danh tiếng và thu nhập của PVFC đều bị giảm.
Thiết nghĩ, với những hạn chế trong quy định hiện hành như trên, NHNN nên sớm có văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung cụ thể để tạo hành lang pháp lý rộng rãi hơn cho hoạt động thu xếp vốn như một loại hình dịch vụ tư vấn và dịch vụ tài chính.
Xây dựng và phát triển hiệp hội Tổ chức Tín dụng
Như đã nói ở trên, trong hoạt động thu xếp vốn, mối quan hệ giữa các thành viên tham gia tài trợ là một yếu tố quan trọng làm nên thành công. Vì vậy để tạo điều kiện cho các NH, CTTC có thể tạo lập mối quan hệ với nhau, lựa chọn được những thành viên tốt nhất tham gia vào các dự án thì cần phải có một hiệp hội các TCTD vững mạnh. Hiệp hội này cũng là nơi các TCTD trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội ký kết hợp đồng, đồng thời cũng là nơi trao đổi kinh nghiệm trong ngành. Vì vậy, một hiệp hội mạnh thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên và sự quản lý hiệu quả của NHNN.
KẾT LUẬN
Trong 6 năm qua, với hoạt động thu xếp vốn cho dự án, PVFC không những tạo được lối đi riêng trên con đường phát triển của mình mà còn đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cho ngành Dầu khí và nền kinh tế. Mặc dù còn có nhiều hạn chế khiến cho hoạt động này chưa được mở rộng đến các dự án ngoài ngành. Trong thời gian tới, PVFC cần chủ trọng khâu Marketing, nâng cao chất lượng nhân sự cũng như hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, Phòng ban và Tổ chức Tín dụng để có thể phát huy được hết vai trò của hoạt động thu xếp vốn trong nền kinh tế.