Bảng 2.3: Vốn điều lệ của PVFC

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt dộng thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí”.doc (Trang 33 - 37)

Thời gian Vốn điều lệ của PVFC ( tỷ đồng)

2000 – 2004 100

2005 – 6/6/2006 300

7/2006 – 12/2006 1000

Thứ hai, đối với bản thân PVFC, thu xếp vốn cho dự án còn là một sản phẩm tài chính mang lại doanh thu cho PVFC. Đó là thu nhập từ phí thu xếp vốn, lãi từ hoạt động tín dụng trực tiếp cung cấp cho dự án. Đây cũng là một kênh giúp cho PVFC mở rộng được hoạt động tín dụng và tư vấn tài chính của mình. Hơn nữa, trong xu hướng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng Tài chính thì việc mỗi một Tổ chức tín dụng tìm cho mình một đường lối phát triển riêng là rất cần thiết. PVFC dựa vào khả năng của mình đã chủ trương coi hoạt động thu xếp vốn là hoạt động nền tảng của Công ty, hoạt động này vừa mang tính khác biệt, mới mẻ đối với thị trường tài chính, vừa có thể phát huy được hết tiềm năng của Công ty. Rõ ràng, hoạt động thu xếp vốn là hoạt động tổng hợp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều lĩnh vực: tư vấn tài chính, tín dụng, quản lý vốn uỷ thác, dòng tiền…

Điều này được minh hoạ rõ hơn thông qua mối liên hệ giữa hoạt động thu xếp vốn cho dự án với các phòng ban của PVFC. Khi nhận được giấy đề nghị thu xếp vốn của chủ dự án, cán bộ thu xếp vốn phải xem xét tất cả các nguồn lực của PVFC để có thể đưa ra các phương án thu xếp vốn tối ưu cho khách hàng. Ví dụ, Phòng Quản lý dòng tiền sẽ xem xét xem số vốn tự có của Công ty là bao nhiêu, số dư có trong tài khoản của Công ty ở các NH cũng như hạn mức tín dụng của các NH, TCTD khác đối với chủ dự án là bao nhiêu để có thể kêu gọi vốn đồng tài trợ; Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư sẽ khai thác và tìm kiếm các cơ hội có vốn Uỷ thác cho vay từ các NH, Tổ chức kinh tế, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, các Công ty Dầu khí thành viên; Phòng Thẩm định độc lập sẽ giúp cán bộ thu xếp vốn thẩm định tài chính dự án hoặc tái thẩm định, lập Hội đồng thẩm định…

Từ những phân tích nói trên, ta nhận thấy rằng hoạt động thu xếp vốn tín dụng dự án có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của các ngành kinh tế lớn trong

nước, của Quốc gia mà còn đối với PVFC. Thu xếp sẽ trở thành một thế mạnh của

PVFC trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, nhất là trên thị trường tài chính.

Để tiến hành thu xếp vốn tín dụng cho một dự án, PVFC phải xem xét các điều kiện của dự án, khả năng cung vốn của Công ty cũng như các nhà tài trợ để đưa ra được các phương án thu xếp vốn hiệu quả cho khách hàng. Chính vì thế, hình thức thu xếp vốn cho các dự án khác nhau hiếm khi giống nhau về nhà tài trợ, tỷ lệ tham gia góp vốn cho dự án, lãi suất cho vay, phí thu xếp và cách thức tài trợ dự án…(Trong mục này, tác giả chỉ bàn đến các bước thực hiện cho đến khi thu xếp được khoản vốn yêu cầu của khách hàng, nghĩa là đến khi ký kết được HĐ tín dụng giữa Bên tài trợ và Bên nhận tài trợ)

Tuy nhiên, nhìn chung thì hiện nay PVFC cung cấp 3 hình thức thu xếp vốn. Sự khác nhau giữa 3 hình thức này sẽ được giải thích thông qua quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, các loại hợp đồng được ký kết, và hình thức thu phí thu xếp.

2.2.1.1. PVFC nhận uỷ thác đàm phán, ký kết các hợp đồng tín dụng với các nhà tài trợ trong và ngoài nước cho các chủ đầu tư dự án. các nhà tài trợ trong và ngoài nước cho các chủ đầu tư dự án.

Đây là hình thức thu xếp trong đó, PVFC toàn quyền thay mặt cho chủ đầu tư tìm kiếm nguồn tài trợ mà không dùng vốn của mình để tài trợ cho dự án. Phí thu xếp được

tính theo cách 2, phí trả từng kỳ và dựa trên số dư nợ thực tế (xem bảng 1.1)

Nhà tài trợ PVFC - đầu mối thu xếp vốn Chủ dự án

Các loại hợp đồng được ký kết:

 Hợp đồng nguyên tắc thu xếp vốn giữa PVFC và chủ đầu tư

 Hợp đồng tín dụng giữa nhà tài trợ (có thể nhiều hơn 1 nhà tài trợ) và chủ

đầu tư

Có thể hiểu rõ hơn hình thức thu xếp vốn mà PVFC chỉ đảm đương vai trò của người thu xếp tài chính thông qua phân tích quá trình PVFC đã thu xếp vốn cho dự án Tàu dịch vụ đa năng 2 như thế nào?

Dự án Tàu dịch vụ đa năng 2 là một dự án của Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC), đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. Dự án này được đầu tư nhằm để mua và kinh doanh tàu dịch vụ đa năng AHTS, loại 5000 – 6000 HP, thực hiện nhiệm vụ chuyên chở các thiết bị, vật tư, nhân lực từ căn cứ trong bờ ra giàn khoan và ngược lại, cùng các dịch vụ khác như: trực chống cháy, trực cứu hoả, trực ứng cứu sự cố dầu tràn, hỗ trợ tàu dầu, di chuyển giàn khoan…

Dự án có tổng số vốn đầu tư là 12.650.000 USD. Trong đó, tiền mua tàu 12.500.000 USD, vốn lưu động là 150.000 USD. PTSC dự kiến các nguồn vốn có thể huy động để đầu tư cho dự án bao gồm: nguồn vốn tự cân đối của PTSC là 2.530.000 USD và uỷ quyền cho PVFC thu xếp số vốn còn lại: 10.120.000 USD.

PVFC đã tiến hành phân tích dự án tiền khả thi, thẩm định dự án, xem xét công nợ và quan hệ của khách hàng với PVFC và các TCTD khác trước khi ký kết hợp đồng thu xếp vốn:

Thẩm định dự án: Theo kết quả tính toán thì dự án Tàu dịch vụ đa năng 2 là một dự án khả thi. Chỉ số hiện tại ròng của dự án đạt 1.595.000 USD với suất thu hồi nội bộ là 7.91%, néu doanh nghiệp dùng toàn bộ thu nhập sau thuế và khấu hao để trả nợ thì dự án có thời gian trả nợ chỉ khoảng 4 năm. Ngoài ra, dự án còn được bảo lãnh của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt dộng thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí”.doc (Trang 33 - 37)