Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho các cán bộ thẩm định trong phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Khi thẩm định nội dung này, các cán bộ thẩm định đã sử dụng kết hợp cả 4 phương pháp thẩm định: thẩm định theo trình tự, so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, dự báo và triệt tiêu rủi ro.Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể các cán bộ thẩm định đã tiến hành như sau:
- Cán bộ thẩm định đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.
- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các quy định hiện hành về Khấu hao TSCĐ, Đơn giá đầu tư xây dựng, định mức chi phí, phí bảo hiểm, phí và lệ phí khác..
- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.
Quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư được các cán bộ thẩm định thực hiện qua 6 bước chính như sau: