Giải pháp về qui trình, nội dung và phương pháp thẩm định.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CHI NHÁNH MB TÂY HÀ NỘI.doc (Trang 68 - 71)

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

2.1.2 Giải pháp về qui trình, nội dung và phương pháp thẩm định.

Qui trình, nội dung và phương pháp thẩm định dự án là vấn đề hết sức quan trọng đối với việc thẩm định dự án. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Qui trình và phương pháp là cơ sở để việc thẩm định nội dung có hiệu quả, cho kết quả đáng tin cậy. Mặt khac thì trong nội dung thẩm định, thẩm định về mặt tài chính ở ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề đáng bàn đối với rất nhiều ngân hàng chứ không riêng gì ngân hàng TMCP quân đội. Các phương pháp thẩm định, chỉ tiêu, chỉ số định mức thường xuyên thay đổi theo sự phát triển của sản xuất kinh doanh, sự thay đổi của các văn bản quản lý tài chính.

2.1.1.1 Về qui trình thẩm định

Quy trình thẩm định có vai trò quan trọng trong công tác thẩm định dự án đầu tư. Quy trình thẩm định quy định cán bộ thẩm định cần làm gì từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến ra quyết định cho vay. Quy trình thẩm định Ngân hàng đang áp dụng khoa học và hợp lý. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định như sau:

+ Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cần tuân thủ theo đúng quy trình thẩm định do Ngân hàng TMCP Quân đội quy định cho toàn bộ chi nhánh của Ngân hàng. Quy trình tuy khá đơn giản nhưng cần thực hiện một cách cẩn thận và chi tiết, không cắt bớt các bước trong quy trình ngay cả đối với dự án nhỏ.

+ Quy trình thẩm định cần được thực hiện độc lập giữa các bộ phận để đảm bảo tính khách quan trong công tác đánh giá. Đồng thời cũng cần sự phối hợp nhịp nhàng hiệu quả giữa các bộ phận thực hiện công tác thẩm định và phòng thẩm định với các phòng ban liên quan để tạo được hiệu quả cao nhất trong quá trình thẩm định.

+ Vai trò của quy trình thẩm định cần được nâng cao hơn nữa trong nhận thức của cán bộ thẩm định để đảm bảo quy trình luôn được tiến hành nghiêm túc, khách quan, đưa ra được các nhận định chính xác về dự án.

+ Cần thường xuyên tổ chức các buổi rút kinh nghiệm của phòng thẩm định về quy trình thẩm định đã thực hiện trong kỳ. Cần dành thêm ngân sách cho công tác nghiên cứu hoàn thiện quy trình thẩm định.

2.1.1.2 Về phương pháp thẩm định

Phương pháp thẩm định Ngân hàng đang áp dụng hiện nay là các phương pháp sử dụng phổ biến trong hệ thống Ngân hàng cả nước. Một số giải pháp để hoàn thiện phương pháp thẩm định như sau:

+ Sử dụng linh hoạt các phương pháp với từng trường hợp cụ thể. Mỗi dự án đều có những đặc điểm khác nhau. Sử dụng linh hoạt các phương pháp sẽ cho hiệu quả cao nhất trong đánh giá dự án. Ví dụ: Đối phương diện thẩm định khía thị trường của dự án. Khi thẩm định giá cả của sản phẩm có thể sử dụng cả 2 phương pháp: Phương pháp hồi quy tương quan để kết quả dự báo được chính xác. Khi dự thị trường tiêu thụ và mức tiêu thụ sản phẩm lại có thể sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh đối chiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án với thị trường tiêu thụ sản phẩm của các dự án tương tự.

+ Sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau trong cùng một nội dung thẩm định. Trong dự án thường xuyên phải sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu. Sử dụng kết hợp các phương pháp sẽ tăng tính an toàn của các kết quả tính toán.

+ Ngiên cứu và bổ sung thêm các phương pháp khác để tăng tính hiệu quả của các phương pháp. Ngân hàng có thể bổ sung thêm hai phương pháp : phương pháp ngoại suy thống kê và phương pháp hồi quy tương quan.

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Sử dụng linh hoạt và kết hợp các phương pháp để phát huy những ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của từng phương pháp.

2.1.1.3 Về nội dung thẩm định

Để nâng cao chất lượng của công tác thẩm định thì nội dung thẩm định cần phải được hoàn thiện hơn.

- Về thẩm định khách hàng vay vốn, ngoài những hồ sơ tài liệu mà khách hàng gửi tới ngân hàng và qua những thông tin đã thu thập được về khách hàng. Để đánh giá một cách toàn diện hơn, cán bộ thẩm định cần chú trọng tới việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, qua đó đánh giá được động cơ vay vốn, khả năng nắm bắt thị trường, cũng như hiểu biết của họ về dự án đầu tư.

- Đối với thẩm định dự án đầu tư, có thể nói rằng, mỗi nội dung của dự án đầu tư có quan hệ mật thiết với nhau, nội dung sau được lập trên cơ sở của nội dung trước.

•Đối với việc thẩm định khía cạnh thị trường: chuyên viên thẩm định cần nắm vững phương pháp dự báo cung cầu thị trường, vận dụng cho phù hợp với điều kiện của từng dự án, đánh giá kỹ thị trường mục tiêu, các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của dự án. Cụ thể như sau:

 Thẩm định sự biến động của các chi phí đầu vào: Đối với những loại nguyên vật liệu đầu vào của dự án, chuyên viên thẩm định cần tìm hiểu giá cả trên thị trường, so sánh với giá cả của các dự án tương tự để đánh giá sự phù hợp cũng như phát hiện ra những bất hợp lý để có sự điều chỉnh kịp thời.

 Thẩm định sự biến động của các sản phẩm đầu ra: đầu ra của dự án chính là nguồn đem lại doanh thu cho dự án, sự thành bại của dự án căn cứ vào khả năng tiêu thụ các sản phẩm đầu ra. Để xác định được cách tính toán doanh thu hàng năm của dự án có hợp lý hay không, chuyên viên thẩm định cần phải tìm hiểu nghiên cứu khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án, cung cầu sản phẩm trên thị trường, thị phần của doanh nghiệp, những đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp…

•Trong phần thẩm định kỹ thuật ta nhận thấy rằng hầu hết các chuyên viên đều là những người tốt nghiệp các trường Kinh tế nên về khả năng phân tích tài chính của họ rất tốt, nhưng phần thẩm định khía cạnh kỹ thuật thì họ thường làm hời hợt, cho qua. Để thay đổi cách thẩm định này, Ngân hàng có thể thuê các chuyên gia về kỹ thuật về để cộng tác thẩm định, hoặc trong quá trình tuyển nhân viên thẩm định nên cơ cấu một số người học ở các trường kỹ thuật vào làm việc.

•Trong nội dung thẩm định tài chính của dự án còn mang tính chất liệt kê là chủ yếu. Để hoàn thiện hơn nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư thì cần phải chú trọng tới một số mặt như sau:

 Thẩm định kỹ lưỡng vốn đầu tư của dự án: tiến hành phân tích cụ thể nhu cầu vốn lưu động, nhu cầu vốn cố định của dự án trong từng giai đoạn, giai đoạn xây dựng, giai đoạn đi vào vận hành sản xuất. Do đó, chuyên viên thẩm định ngoài việc căn cứ vào những tài liệu khách hàng gửi đến, còn phải tham khảo giá cả thị trường, tham khảo các dự án tương tự. Việc xác định chính xác vốn đầu tư ban đầu

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CHI NHÁNH MB TÂY HÀ NỘI.doc (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w