c) Tín dụng Nhà nước:
2.1.6 Lợi tức và lãi suất tín dụng: 1Lợi tức tín dụng:
SVTT : HOÀNG THỊ HỒNG NHUNG TRANG 30
Lợi tức phải trả (thu được)
Sự vận động tổng quát của tín dụng là T - T’, trong đó T’= T + T. Với một khoản tiền đưa ra cho vay sau một thời gian sẽ quay về với người sở hữu nó kèm theo một giá trị tăng thêm đó là lợi tức. Nói cách khác, lợi tức tín dụng là khoản chênh lệch giữa số vốn thu về và số vốn đã cho vay. Lợi tức tín dụng được xem là giá cả của vốn vay.
Sau thời gian sử dụng tiền vay, người đi vay thu được một khoản lợi nhuận nhất định và dành một phần để trả lợi tức tín dụng, phần còn giữ lại là lợi nhuận. Như vậy, người đi vay và người cho vay cùng chia nhau lợi nhuận sinh ra từ việc sử dụng vốn tín dụng. Đây chính là sự dung hoà lợi ích của hai chủ thể người có của - kẻ có công trong quan hệ tín dụng. Như vậy nguồn gốc của lợi tức tín dụng chính là một phần của lợi nhuận được tạo ra trong quá trình sử dụng vốn tín dụng của người đi vay.
2.1.6.2 Lãi suất tín dụng:
a) Khái niệm: Lãi suất tín dụng là giá cả của quyền sử dụng vốn và được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên nguồn vốn huy động hay cho vay trong một thời gian.
b) Vai trò của lãi suất:
Nếu như lãi suất tiền gởi có tác dụng thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế vào các Ngân Hàng thì lãi suất tiền vay có tác dụng kích thích các đơn vị sử dụng vốn vay có hiệu quả, nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng vốn, củng cố được chế độ hạch toán kinh tế, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn tích luỹ.
Đối với Ngân Hàng, lãi suất tín dụng có tác dụng đảm bảo cho Ngân Hàng thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh tín dụng, giúp Ngân Hàng bù đắp chi phí và có lợi nhuận.
SVTT : HOÀNG THỊ HỒNG NHUNG TRANG 31
Tổng dư nợ khoản mục tín dụng Hrrtd =
Tổng tài sản Có
Dư nợ quá hạn
Lợi tức phải trả (thu được)
Lãi suất tín dụng = x100%
Theo quy luật lãi suất, lãi suất tiền gởi và lãi suất tiền vay luôn vận động trái chiều theo quy luật cung cầu. Lãi suất tiền gởi càng cao thì Ngân Hàng càng huy động được nhiều vốn. Lãi suất cho vay càng thấp thì Ngân Hàng càng có điều kiện mở rộng tín dụng.
Do đó, giải quyết bài toán lãi suất thì Ngân Hàng phải đạt được ba mục tiêu:
• Huy động được nhiều tiền nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp.
• Thực hiện lãi suất cho vay được thị trường chấp nhận.
• Lãi suất tín dụng phải bù đắp được chi phí.
2.1.7 Rủi ro tín dụng và cách nhận biết rủi ro tín dụng:2.1.7.1 Khái niệm: