Về tín dụng:

Một phần của tài liệu Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín.doc (Trang 52 - 55)

II- Cho vay trả góp vốn lãi chia đều:

a) Về tín dụng:

Chất lượng tín dụng trong những năm qua luôn đạt hiệu quả. Với quy trình chặt chẽ luôn theo sát hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án, kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc của khách hàng.

Mức dư nợ trung dài hạn tại Chi Nhánh chiếm một tỷ lệ khá lớn, thể hiện sự cố gắng của Chi Nhánh trong việc thực hiện giải ngân, thu nợ đạt hiệu quả, an toàn, nhanh chóng. Ngoài ra, những dự án đầu tư tại Chi Nhánh cũng khá nhiều và đây là một lợi thế của Ngân Hàng. Tuy nhiên so với cơ cấu dư nợ, để đảm bảo tính thanh khoản của nguồn vốn HĐQT quy định tỷ lệ cho vay trung dài hạn không được vượt quá 45% tổng dư nợ. Tỷ lệ trung dài hạn của Chi Nhánh chưa vượt tỷ lệ quy định của trung ương. Do đó tỷ lệ này năm 2005 Chi Nhánh còn có thể tăng lên đến 45%.

Những dự án mà Ngân Hàng tham gia đầu tư hoặc giải ngân luôn đạt hiệu quả kinh tế và an toàn cao. Phương châm hoạt động của Chi Nhánh là bảo toàn và phát triển nguồn vốn, an toàn trong kinh doanh thể hiện ở sự lựa chọn khách hàng và lựa chọn dự án. Vì vậy sau khi thẩm định kỹ, những dự án không đủ độ an toàn cần thiết Chi Nhánh đã từ chối đầu tư.

Ngoài ra Chi Nhánh còn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thẩm định, ra quyết định tín dụng nên đã hạn chế được rất tốt các rủi ro tín dụng. Nhiều năm liền hoạt động cho vay trung dài hạn có mức tăng trưởng cao. Qua đó, nguồn vốn tín dụng trung dài hạn của Ngân Hàng đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của địa bàn nói riêng.

b) Về công tác thẩm định trung dài hạn:

Có thể nói công tác thẩm định tín dụng tại Chi Nhánh khá nhanh chóng và hiệu quả. Nội dung thẩm định của Chi Nhánh không đơn thuần chỉ là thẩm định các yếu tố tín dụng mà còn thẩm định các yếu tố khác như: tình hình tài chính, tình trạng pháp lý của chủ đầu tư … theo các điều kiện vay vốn đã được quy định trong Quy chế cho vay đối với khách hàng của NHNN, tuy nhiên thẩm định dự án đầu tư vẫn là nội dung chính quan trọng nhất trong thẩm định tín dụng trung dài hạn.

Phần thẩm định tài chính của chủ đơn vị đầu tư thể hiện trong Bảng báo cáo thẩm định có phần ngắn gọn. Điều này bắt nguồn từ thực tế là các khách hàng của Chi Nhánh điều có quan hệ thường xuyên trong thời gian dài. Hàng năm, hàng quý, CBTD đều yêu cầu khách hàng nộp các báo cáo tài chính, từ đó phân tích kinh doanh, đánh giá khách hàng. Việc rút gọn thẩm định tài chính của khách hàng thể hiện sự linh hoạt của Chi Nhánh, luôn nắm giữ tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Trong quá trình thẩm định tín dụng, CBTD đã vận dụng những kỹ thuật thẩm định, các chi tiêu kinh tế phong phú, đa dạng để có được cái nhìn toàn diện, chính xác về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Phần thẩm định hiệu quả kinh tế của Hồ sơ vay là phần cốt lõi của nội dung thẩm định. Báo cáo thẩm định đã thể hiện các chỉ tiêu: NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, ….

Nhưng có lẽ vẫn còn là chưa đủ nếu không đề cập các chỉ tiêu tài chính khác như: tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, …, phần thẩm định rủi ro dự án có thể thêm chỉ tiêu: điểm hoà vốn trả nợ, điểm hoà vốn tiền tệ. Khi tính hiệu quả tài chính theo phương pháp hiện giá thì nên sử dụng thống nhất trong việc tính toán thời gian hoàn vốn, sẽ có ý nghĩa cao hơn về mặt kinh tế. Việc sử dụng thêm nhiều chỉ tiêu kết hợp lại sẽ cho cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả tài chính kinh tế của dự án.

Bên cạnh thẩm định hiệu quả kinh tế tài chính thì phần thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội cũng là vấn đề cần lưu tâm. Trong công tác thẩm định tại Chi Nhánh, nội dung này có được đề cập nhưng chủ yếu dừng lại ở phần định tính mà không có các chỉ tiêu định lượng làm căn cứ nên thiếu tính cụ thể.

Khách hàng quen thuộc cũng dẫn tới một thuận lợi không nhỏ trong công tác thẩm định tín dụng tại Chi Nhánh. Đó là sự am hiểu tín dụng từ hoạt động kinh doanh của khách hàng, về uy tín trong quan hệ tín dụng cũng như trình độ kinh doanh của Ban lãnh đạo đơn vị. Đây là một yếu tố góp phần không nhỏ dẫn đến sự thành công trong việc quyết định đầu tư của Ngân Hàng trong thời gian qua.

Báo cáo thẩm định là căn cứ để lãnh đạo Ngân Hàng ra quyết định đầu tư hay từ chối một cách đúng đắn, từ đó quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của thẩm định tín dụng, các CBTD luôn chấp hành đúng quy trình thẩm định thận trọng, nghiêm túc trong công việc thẩm định và đưa ra kết luận đánh giá khá toàn diện hiệu quả của dự án.

2.2.6.2 Hạn chế:a) Về tín dụng: a) Về tín dụng:

• Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là tình hình thực trạng về vốn của các doanh nghiệp Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp đều có vốn tự có thấp so với tổng tài sản. Vì vậy sức đề kháng của các doanh nghiệp này kém, nếu số doanh nghiệp này được vay vốn thì sẽ chứa đựng rủi ro cho Ngân Hàng.

• Nguồn thông tin tín dụng CIC cung cấp trong Ngân Hàng chưa kịp thời mà mức độ tin cậy lại chưa cao. Trong thẩm định tín dụng việc nắm bắt thông tin về doanh nghiệp, thị trường, nền kinh tế là vô cùng quan trọng. Với sự thiếu hụt về thông tin, với mỗi dự án, cán bộ thẩm định lại tự mình tìm kiếm thông tin thông qua sách báo … làm cho thời gian thẩm định kéo dài.

Một phần của tài liệu Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín.doc (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w