Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng:

Một phần của tài liệu Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín.doc (Trang 67 - 68)

II- Cho vay trả góp vốn lãi chia đều:

a) Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng:

- Những đức tính mà một CBTD cần có: độc lập, liêm chính và khách quan đối với khách hàng mà mình phục vụ. Bên cạnh đó, CBTD còn phải tuân theo các nguyên tắc về nghiệp vụ, phấn đấu không ngừng để nâng cao nghiệp vụ và chất lượng công việc.

- Trách nhiệm đối với khách hàng: công bằng, vô tư, phục vụ hết năng lực, vì lợi ích cao nhất của khách hàng.

- Trách nhiệm đối với cấp trên: tường trình công việc đúng sự thật với cấp trên có liên quan.

- Trách nhiệm đối với công việc: chịu trách nhiệm về công việc của mình, có sự quan tâm đúng đắn đến công việc của mình.

b) Chuyên môn hoá cán bộ tín dụng:

Theo nguyên tắc đa dạng hoá đầu tư, Chi Nhánh phải chia sẻ nhiều món vay vào nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau để giảm rủi ro. Chuyên môn hoá giúp Chi Nhánh dễ thu thập các thông tin về khách hàng và xác định mức tin cậy ở họ. Chi Nhánh nên thực hiện chuyên môn hoá khi phân công nhân viên tín dụng phục vụ cho vay riêng biệt một nhóm khách hàng nào đó.

Việc phân công cán bộ tín dụng trên cơ sở số khách hàng, mức dư nợ hay theo địa bàn, thành phần kinh tế sẽ gây khó khăn cho việc thu thập thông tin tín dụng.

Sự gia tăng nợ khó đòi ở các NHTM là bài học sâu sắc cho sự hiểu biết non kém của CBTD đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tất nhiên là hậu quả do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân căn bản là khả năng dự đoán thị trường và trình độ xử lý thông tin tín dụng của nhân viên Ngân Hàng còn yếu.

Một phần của tài liệu Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín.doc (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w