II- Cho vay trả góp vốn lãi chia đều:
d) Vận dụng nghệ thuật cho vay:
3.2.3.2 Thực hiện công tác thẩm định tốt hơn:
Thẩm định hồ sơ cho vay có ý nghĩa rất quan trọng. Nó được coi là giai đoạn khởi đầu quan trọng nhất cho quá trình tín dụng, qua thẩm định mà đánh giá chính xác về tính cần thiết, tính khả thi, và hiệu quả của dự án, nhờ đó có biện pháp quản lý tốt quá trình cho vay, thu nợ và hạn chế rủi ro. Mặt khác, thẩm định có thể giúp đỡ cho đơn vị vay vốn có biện pháp và phương hướng xử lý các vấn đề liên quan dự án một cách tốt nhất. Thẩm định còn giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá sự cần thiết và phù hợp cho dự án với quy hoạch triển khai chung của ngành, xác định sự lợi hại của dự án khi đi vào hoạt động trên các khía cạnh công nghệ, ô nhiễm và các lợi ích kinh tế xã hội khác.
Từ đó rút ra các kết luận chính xác về khả thi, hiệu quả kinh tế xã hội của phương án xin vay, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra để quyết định cho vay hoặc từ chối một cách đúng đắn.
Tham gia góp ý cho chủ đầu tư, tạo tiền đề đảm bảo hiệu quả cho vay, thu nợ và lãi đúng hạn, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Yêu cầu cán bộ tín dụng cần :
- Nắm vững chủ trương , chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước, ngành địa phương và các quy trình kinh tế, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước. Nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, xã hội của thế giới, khu vực của nước có liên quan đến việc thực hiện dự án.
- Nghiên cứu kiểm tra một cách khách quan, khoa học và toàn diện về nội dung dự án và tình hình đơn vị vay vốn có sự phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chuyên gia để đưa ra các nhận xét, kiến nghị và kết luận chính xác.
Biện pháp thực hiện:
- Thu thập thông tin tình hình số liệu một cách đầy đủ, nhiều nguồn khác nhau để so sánh, đối chiếu, xử lý thông tin.
- Phối hợp với các chuyên gia để kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng của phương án xin vay.
- Tiến hành thẩm định, kiểm tra nhiều lần trong suốt quá trình từ khi có đầu tư dự án tiền khả thi, luận chứng kinh tế kỹ thuật.
- Mỗi lần thẩm định có văn bản trả lời chủ đầu tư , báo cáo lãnh đạo Chi Nhánh và Ngân Hàng cấp trên chỉ đạo kịp thời.
- Cần chú ý phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trên cơ sở thông tin về báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Chi Nhánh có thể phát hiện hiện tượng kinh doanh vượt quá khả năng vốn khi tiền vào từ hoạt động kinh doanh không đủ bù đắp sự gia tăng tồn kho và các khoản phải thu, kết quả là ngân lưu từ hoạt động kinh doanh âm. Đây là biểu hiện tình hình tài chính rất xấu, tình hình thanh khoản rất khó khăn, Ngân Hàng không thể cứu doanh nghiệp bằng cách cho vay thêm, nếu doanh nghiệp không có biện pháp giải phóng tồn kho thì sẽ đi đến tình trạng vỡ nợ.
Tóm lại, thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ta đánh giá chính xác sức mạnh tài chính của doanh nghiệp và dự đoán khả năng thanh toán trong tương lai làm cơ sở cho việc quyết định tài trợ cho doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế hàng hoá hiện nay, vai trò hoạt động tín dụng của Ngân Hàng là rất quan trọng. Tín dụng Ngân Hàng đã góp phần giải quyết nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống , tạo động lực phát triển kinh tế.
Hiện nay, hoạt động tín dụng là hoạt động chính đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho Ngân Hàng, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì trước hết Ngân Hàng phải nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro.
Hoạt động tín dụng trung dài hạn của Sacombank Chi Nhánh Hưng Đạo là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu. Mục tiêu chính của Sacombank là tìm kiếm lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ cho nhu cầu lưu thông nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của mình, Chi Nhánh đã gặp phải những thuận lợi cũng như khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan. Đặc biệt, thẩm định tín dụng là một khâu rất quan trọng trong quy trình tín dụng nên mỗi thành viên trong ban thẩm định phải làm tốt trách nhiệm của mình.
Trong thời gian thực tập tại Ngân Hàng, em đã được các Anh Chị giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện cho em có thể tiếp cận thực tế công việc của một CBTD, vận dụng những kiến thức được thầy cô cung cấp ở nhà trường, từ đó liên hệ được giữa thực tế và lý thuyết.
Với vốn kiến thức còn hạn chế của mình và sự hướng dẫn tận tình của Thầy Cô cũng như sự giúp đõ nhiệt tình của các Anh Chị, em đã mạnh dạn đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi Nhánh. Tuy nhiên, do những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên bài luận còn có nhiều sai sót, rất mong Quý Thầy Cô và các Anh Chị góp ý thêm để em bổ sung kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn.