Phân tích tình hình tín dụng tại Chi Nhánh Hưng Đạo:

Một phần của tài liệu Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín.doc (Trang 44 - 50)

II- Cho vay trả góp vốn lãi chia đều:

2.2.4Phân tích tình hình tín dụng tại Chi Nhánh Hưng Đạo:

Hoạt động tín dụng tại Chi Nhánh khá đa dạng nhưng tập trung chủ yếu vào cho vay trung và dài hạn nhằm cung cấp vốn cho sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu đời sống. Có thể nói đây là mảng tiêu biểu nhất của hoạt động tín dụng tại Chi Nhánh, vì vậy ta sẽ đi vào phân tích hoạt động này tại Chi Nhánh.

2.2.4.1 Tình hình cho vay trung dài hạn tại Chi Nhánh:

Từ khi thực hiện áp dụng quy trình trên, hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Chi Nhánh có nhiều cải tiến. Trong quá trình thực hiện, Chi Nhánh luôn được sự quan tâm hướng dẫn của Hội sở về các vấn đề nghiệp vụ. Hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Chi Nhánh đã đạt được kết quả sau:

Bảng 2.1: TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG DÀI HẠN 2002 -2004 ĐVT : Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 2003/2002 2004/2003

Dư nợ trung dài hạn 121.518 157.85 245.5 29.8% 55.5%

Tổng dư nợ 267.34 363.051 596.5 35.8% 64.3%

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2004, Chi Nhánh Hưng Đạo)

Đồ thị 2.1: TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG DÀI HẠN 2002 -2004 ĐVT: Tỷ đồng 0.000 200.000 400.000 600.000 2002 2003 2004 Dư nợ trung dài hạn Tổng dư nợ

Bảng 2.2: TỶ TRỌNG NỢ TRUNG DÀI HẠN TRONG TỔNG DƯ NỢ 2002 -2004 ĐVT: % Năm

Chỉ tiêu 2002 2003 2004

Dư nợ trung dài hạn 45.5% 43.5% 41.2%

Tổng dư nợ 100% 100% 100%

Đồ thị 2.2: TỶ TRỌNG NỢ TRUNG DÀI HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ 2002 -2004 ĐVT: % 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 2002 2003 2004 Dư nợ trung dài hạn Tổng dư nợ

Trong những năm qua tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ có giảm nhưng mức cho vay trung dài hạn tăng lên đáng kể. Năm 2003 là 157.85 tỷ đồng cao hơn năm 2002 là 36.332 tỷ đồng và năm 2004 là 245.5 tỷ đồng cao hơn năm 2003 là 87.65 tỷ đồng.

Doanh số cho vay năm 2004 đạt 596.5 tỷ đồng tăng hơn năm trước 233.45 tỷ đồng, với tốc độ tăng 64.3%. Đặc biệt trong năm này, Ngân Hàng quan tâm hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh bằng nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, ví dụ như vay vốn với số lượng lớn hay sử dụng nhiều dịch vụ Ngân Hàng thì lãi suất cho vay sẽ được ưu đãi. Do vậy, dư nợ của thành phần kinh tế này tăng lên đáng kể. Ngoài các khoản cho vay thông thường, Ngân Hàng còn ưu tiên tài trợ cho vay xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn. Ngay từ đầu năm 2003 - 2004, Chi Nhánh đã xác định đây là những năm có tốc độ đầu tư, xây dựng tăng nhanh do đó cần tranh thủ cho vay để tăng tỷ trọng vốn trung dài hạn và tạo một dư nợ ổn định cho các năm sau.

2.2.4.2 Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn tại Chi Nhánh:

Thời gian qua, những dự án cho vay trung dài hạn luôn thu khá đầy đủ và đúng kỳ hạn, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ, không có nợ khó đòi trung dài hạn.

Bảng 2.3: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRUNG DÀI HẠN 2002 -2004 ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 2003/2002 2004/2003 Tổng dư nợ 267.34 363.051 596.5 +35.8% +64.3%

Dư nợ trung dài hạn 121.518 157.85 245.5 +29.8% +55.5%

NQH trung dài hạn 0.71 0.105 0.255 -85.2% +142,8%

NQH/TDN 0.27% 0.029% 0.043% -89.3% +48.27%

NQH/Dư nợ TDH 0.584% 0.067% 0.104% -88.5% +55.2%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2004, NHTMCP SGTT Chi Nhánh Hưng Đạo)

Đồ thị 2.3 : ĐỒ THỊ TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRUNG DÀI HẠN 2002 -2004 ĐVT: Tỷ đồng 0 0.2 0.4 0.6 0.8 2002 2003 2004

Qua bảng trên ta thấy, nợ quá hạn đối với loại hình cho vay trung dài hạn là không đáng kể. Năm 2002, nợ quá hạn chỉ có 0.71 tỷ đồng chiếm 0.27% tổng dư nợ, chiếm 0.584% tổng dư nợ trung dài hạn; năm 2003, con số này giảm xuống còn 0.105 tỷ đồng chiếm 0.029% tổng dư nợ, chiếm 0.067% tổng dư nợ trung dài hạn, đây là một mức sụt giảm đáng kể, thể hiện sự cố gắng cũng như chất lượng tín dụng lành mạnh ở Chi Nhánh. Đến năm 2004, nợ quá hạn là 0.255 tỷ đồng, tuy có tăng 0.15 tỷ đồng so với năm 2003 do dư nợ cho vay trong năm đã tăng lên đáng kể nhưng con số này cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng dư nợ (0.043%).

Về cơ bản, nợ quá hạn có khả năng thu hồi là 100% vì phần lớn nợ quá hạn có tài sản thế chấp đảm bảo. Qua nhận xét và kiểm tra, Chi Nhánh khẳng định không có trường hợp nào nợ đã đến hạn, quá hạn nhưng chưa chuyển sang nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn này phản ánh tương đối chính xác chất lượng tín dụng của Chi Nhánh hiện nay.

2.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng tại Chi Nhánh Hưng Đạo:

2.2.5.1 Nguồn cung vốn tín dụng của Chi Nhánh:

Các Ngân Hàng đều mong muốn sử dụng nguồn vốn huy động trung dài hạn để cho vay trung dài hạn. Việc sử dụng nguồn vốn huy động đúng chức năng mục đích sẽ đảm bảo an toàn cho Ngân Hàng trong thanh toán. Trên thực tế, tỷ trọng vốn huy động trung dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động tại Chi Nhánh là nhỏ, Chi Nhánh hầu như không có nguồn huy động trung dài hạn mà chỉ có nguồn ngắn hạn với các kỳ hạn từ 3 tháng đến 12 tháng.

Đây không chỉ là thực trạng tại Chi Nhánh mà là thực trạng chung của các NHTM trong cả nước, chính vì vậy mà trong năm 1999, Ngân Hàng đã ra quyết định 279/1999/QĐ- HĐQT quy định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các TCTD, trong đó có có qui định: Ngân Hàng được trích không quá 45% tổng dư nợ để đảm bảo cho nhu cầu thanh khoản.

Việc cho phép sử dụng nguồn vốn như vậy là một nét mới của Sacombank nhằm khuyến khích đầu tư trung dài hạn cho nền kinh tế. Tuy nhiên xung quanh vấn đề này còn nhiều ý kiến: có ý kiến cho rằng việc trích lập như vậy mang lại rủi ro rất lớùn cho Ngân Hàng trong việc thanh toán nợ đến hạn nếu như tình hình huy động vốn có nhiều biến động do Ngân Hàng không thể thu hồi vốn cho vay trong thời gian ngắn một khi đã cung cấp tín dụng trung dài hạn, …. Chi Nhánh với phương châm an toàn trong hoạt động hoạt động đã hạn chế sử dụng nguồn này.

Ngoài việc sử dụng nguồn vốn huy động tại chỗ, Chi Nhánh cũng còn có những nguồn hỗ trợ rất lớn từ hệ thống Sacombank, đây là một lợi thế không nhỏ của Chi Nhánh do tính chất hệ thống mang lại. Tức là khi Chi Nhánh có nhu cầu về nguồn vốn trung dài hạn, có thể

thông báo cho Hội sở để Hội sở cân đối từ đó có kế hoạch bổ sung nguồn vốn trung dài hạn cho Chi Nhánh.

Một phần của tài liệu Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín.doc (Trang 44 - 50)