- Hướng dẫn học sinh sửa đổi kế hoạch tự học
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Mô hình quản lý trường PTDTBT là một kiểu mô hình đại diện cho một loại hình giáo dục đặc biệt ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Trường PTDTBT là trường chuyên biệt thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Đây là một mô hình phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở các tỉnh miền núi, nó phù hợp với nhu cầu giáo dục giáo dục miền núi và phù hợp với điều kiện học tập của học sinh dân tộc ít người ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn miền núi.
Từ nghiên cứu thực trạng các trường PTDTBT hiện nay đã cho phép xác định và có thể coi đây là một giải pháp cho chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn của các tỉnh miền núi phía Bắc và các huyện miền núi tỉnh Nghệ An. Mô hình trường PTDTBT đã huy động được số lượng lớn học sinh trong độ tuổi đến trường, đã và đang từng bước cải thiện chất lượng giáo dục vùng khó... được đa số nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên đến nay vẫn bộc lộ nhiều bất cập như: chưa thống nhất các quan điểm chỉ đạo, chưa có mô hình quản lý phù hợp, chưa huy động tối đa sức mạnh của cộng đồng trong công tác xây dựng cơ sở vật chất và quản lý nhà trường... Cần thiết phải có cơ chế chính sách rõ ràng, có mô hình quản lý phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của mô hình trường PTDTBT.
Để quản lý tốt loại hình trường này, cần có mô hình quản lý phù hợp, đồng bộ. Trong đó, coi trọng tính cơ cấu bộ máy nhà trường, phải đủ về số lượng biên chế và vận hành trên nguyên tắc tập trung dân chủ, cá nhân phụ trách.
Để triển khai mô hình này cần phải làm tốt một số giải pháp sau:
Có đủ các văn bản chỉ đạo nhà trường như: Điều lệ nhà trường, qui chế hoạt động, các văn bản qui định về chế độ chính sách đối với CBQL, GV và học sinh trường PTDTBT.
Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường một cách đồng bộ. Trang thiết bị phục vụ dạy học phải được đầu tư theo hướng hiện đại và đầy đủ.
Huy động được sự tham gia của các cơ quan ban ngành đoàn thể và cộng đồng dân cư ở địa phương vào công tác xây dựng và quản lý nhà trường.
Kết quả thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp hoàn thiện mô hình qua lấy ý kiến chuyên gia cho thấy: Các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý trường phổ thông bán trú đếu khẳng định: đây là các giải pháp cấp thiết và khả thi, cần sớm triển khai trong thực tiễn giáo dục của tỉnh Nghệ An.
KIẾN NGHỊ
Với lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An
Tăng cường đầu tư xây dựng nhà trường, đầu tư trang thiết bị theo chuẩn của Bộ GD&ĐT và từng bước hiện đại hoá nhà trường.
Có chế độ ưu đãi để thu hút cán bộ quản lý và giáo viên giỏi đến công tác tại trường PTDTBT.
Hỗ trợ kinh phí cho học sinh nội trú để giảm bớt gánh nặng cho gia đình học sinh.
Với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
Tham mưu cho Tỉnh thành lập Ban chỉ đạo công tác quản lý trường có học sinh nội trú từ tỉnh đến xã.
Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học cho các nhà trường, cấp sách giáo khoa và vở viết cho học sinh.
Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên về công tác giáo dục dân tộc.
Với Chính quyền các huyện, các xã có trường bán trú.
Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các nhà trường theo tiêu chuẩn của trường chuẩn. Bổ xung quĩ đất để các nhà trường có đủ mặt bằng hoạt động.
Bố trí đủ biên chế về CBQL, GV và nhân viên cho nhà trường.
Các xã hỗ trợ giường nằm, bàn ghế và các thiết bị phục vụ nhà bếp cho các em học sinh.
Huy động sự tham gia đóng góp của nhân dân cho nhà trường cả về vật chất, công sức và trí tuệ trong công tác quản lý.
Thành lập các Ban chỉ đạo của địa phương công tác quản lý học sinh nội trú.
Với các phòng Giáo dục và Đào tạo
Tham mưu cho Huyện bố trí đội ngũ CBQL, giáo viên giỏi cho trường PTDTBT. Có cơ chế điều động luân phiên để động viên CBQL và giáo viên công tác tại các vùng đặc biệt khó khăn.
Thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề về công tác quản lý, giảng dạy. Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chuyên môn cho CBQL và giáo viên trong giáo dục dân tộc.
Triển khai các chương trình hành động và xây dựng các đề án trong công tác giáo dục dân tộc.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện và chuyên đề để kịp thời điều chỉnh các hoạt động của trường PTDTBT.