Nghĩa thực tế đối với học sinh dân tộ cở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an (Trang 34 - 37)

điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Do đặc thù địa hình miền núi, sự phân bố dân cư không tập trung, phong tục tập quán canh tác của người dân tộc thiểu số là sống dựa vào rừng nên họ sống rất xa các khu trung tâm. Học sinh là con em dân tộc thiểu số cũng phải chịu nhiều thiệt thòi, điều kiện kinh tế gia đình thì eo hẹp (đa số là hộ nghèo, các em vừa phải lao động vừa đi học), hằng ngày các em phải đi bộ cả chục cây số để đến trường nên rất vất vả. Nhiều học sinh không đủ điều kiện phải bỏ học giữa chừng hoặc có đi học thì cũng buổi đi buổi nghỉ. Mô hình trường PTDTBT đã khắc phục được những khó khăn cho các em, các em được nhà nước hỗ trợ các điều kiện về sinh hoạt và học tập từ đó giảm gánh nặng cho gia đình. Được ở tập trung tại trường không phải đi lại trong ngày nên các em có thời gian, đủ sức khoẻ để học tập và các em còn được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, được tham gia các hoạt động VHVN – TDTT vui chơi bổ ích... Từ đó các em sẽ hứng thú hơn trong việc học tập.

Mô hình quản lý trường PTDT bán trú cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của CBQL, GV với học sinh. Khi gửi con em mình vào nhà trường tức là phụ huynh học sinh đã uỷ thác con em họ cho Ban giám hiệu và Giáo viên nên bản thân các CBQL, GV đã phải tự xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục. Khó khăn còn nhiều, song mô

hình trường bán trú dân nuôi rõ ràng rất phù hợp với những trường vùng cao.

Kết luận chương 1

Nghiên cứu lý luận, phân tích thực tiễn giáo dục ở các vùng đặc biệt khó khăn đã cho thấy Mô hình trường PTDT bán trú có cơ sở khoa học giữa lý luận và thực tiễn để tiếp tục nghiên cứu thực trạng từ đó đề xuất giải pháp giáo dục hoàn thiện.

Từ sự nghiên cứu mục tiêu, kế hoạch giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay và chiến lược giáo dục của nước ta trong giai đoạn tới, đã xác lập được cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện mô hình quản lý trường PTDTBT tại các xã đặc biệt khó khăn, trên những nhận xét cơ bản sau:

- Nhu cầu của phụ huynh học sinh và nhu cầu học tập của học sinh ở các xã đặc biệt khó khăn là chính đáng nhưng các loại hình giáo dục ở vùng này chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu của ngành giáo dục.

- Mô hình trường PTDTBT là mô hình giáo dục đặc biệt do vậy đòi hỏi về nội dung quản lý, phương pháp quản lý và các điều kiện quản lý phải có phương án tương ứng.

- Kết quả giáo dục (chất lượng dạy học) của hệ thống trường PTDTBT dân nuôi phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như: lực lượng cán bộ quản lý, mô hình quản lý, phương pháp quản lý và các điều kiện quản lý khác...

Những luận điểm trên sẽ là cơ sở xuất phát cho việc đánh giá thực trạng mô hình trường PTDT bán trú hiện nay và đề xuất hoàn thiện mô hình quản lý trường PTDT bán trú tại các xã đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn. tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an (Trang 34 - 37)