Thực trạng các trường PTDT Bán trú của huyện Kỳ Sơn.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 42)

Kỳ Sơn là huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh gần 300km.

Kỳ Sơn có đường biên giới với nước bạn Lào dài 192 km; ba hướng Bắc, Tây và Nam giáp 3 tỉnh: Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Pôlykhămxay và 5 huyện của Lào. Phía đông giáp với huyện Tương Dương.

+ Tổng diện tích (ha): 209.434

+ Diện tích đất nông nghiệp (ha): 3.349 + Diện tích đất lâm nghiệp (ha): 78.540 + Diện tích đất chưa khai thác (ha): 125.402 Đơn vị hành chính:

Toàn huyện có 21 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn, bao gồm 01 thị trấn là Thị trấn Mường Xén và các xã: Mỹ Lý, Bắc Lý, Keng Đu, Đoọc Mạy, Huồi Tụ, Mường Lống, Na Loi, Nậm Cắn, Bảo Nam, Phà Đánh, Bảo Thắng, Hữu Lập, Tà Cạ, Chiều Lưu, Mường Típ, Hữu Kiệm, Tây Sơn, Mường Ải, Na Ngoi, Nậm Càn. Toàn bộ 20 xã của huyện Kỳ Sơn đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ.

Dân số - Dân tộc:

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2008, dân số toàn huyện có 11.867 hộ với 67.755 nhân khẩu, gồm chủ yếu 5 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn là: dân tộc H'Mông 24.392 người, chiếm 36%; Khơ Mú 22.495

người, chiếm 33,2%; Thái 18.362 người, chiếm 27,1%; Hoa: 20 người, hiếm 0,03%; Kinh 2.486 người, chiếm 3,67%.

Mật độ dân số trung bình: 32 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,43%. Lao động:

Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện có 30.980 lao động trong độ tuổi, trong đó có hơn 15.000 lao động là nữ.

Số lao động qua đào tạo là 250 người. Kinh tế - Xã hội:

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân: 13,44% + Thu ngân sách trên địa bàn: 2.250 triệu đồng

+ Tỷ trọng NN-CN-TMDV: 29,23% - 34,67% - 36,1% (Số liệu thống kê cuối năm 2008)

Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện còn 7.424 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 62,56% so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện.

Trong năm 2009 thực hiện xóa thành công 81,20% số nhà tạm trên địa bàn huyện với 2134 nhà trên tổng số 2628 nhà.

Mô hình nội trú huyện Kỳ Sơn được hình thành từ năm 2007 của. Từ đó đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã cho đây là mô hình giáo dục có hiệu quả đối với vùng khó và dần đưa vào áp dụng. Bắt đầu chỉ là tự phát, vì nhà xa trường nên các gia đình nắm cơm cho con đi ăn trưa, sau dần họ gửi gạo và thực phẩm cho các gia đình bạn bè, người thân của mình ở gần trung tâm xã để gửi con trọ học đến cuối tuần mới về. Thấy đây là việc làm có hiệu quả, nhiều nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh không có nhà trọ vào khu lưu trú của giáo viên, lớp học bỏ trống để ở. Sau này, huy động phụ huynh đóng góp vật liệu rẻ tiền ở địa phương và nhân lực làm nhà ở tạm cho học sinh. Nhiều học sinh khó khăn không đủ lương thực để theo học hết tuần được các thầy cô giáo vận động quyên góp cưu mang.

Trong những năm gần đây chính quyền địa phương các cấp đã bước đầu quan tâm và đầu tư cho mô hình giáo dục này. Dưới sự hỗ trợ của chương trình 135, 134 của Chính phủ, sự hỗ trợ của tỉnh mô hình lớp nội trú dân nuôi đã từng bước được nhân rộng và triển khai rộng khắp. Mô hình nội trú dân nuôi đã khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học và cải thiện đáng kể về chất lượng giáo dục vùng khó. Từ đó sự hỗ trợ của Chính phủ tăng thêm một mức hỗ trợ tiền ăn: mỗi tháng học sinh bán trú được hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. Thời gian hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn căn cứ vào thời gian thực tế học bán trú của học sinh theo quy định; Hỗ trợ nhà ở: học sinh bán trú được ở trong khu bán trú của nhà trường; đối với những học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. Thời gian hưởng chính sách hỗ trợ tiền nhà ở căn cứ vào thời gian học thực tế của học sinh theo quy định.

Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú

a) Được bổ sung kinh phí chi thường xuyên hàng năm với mức 100.000 đồng/học sinh bán trú/năm để mua sắm, sửa chữa dụng cụ thể dục thể thao và phương tiện phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cho học sinh bán trú;

b) Được bổ sung kinh phí chi thường xuyên hàng năm với mức 50.000đ/học sinh bán trú/năm học để lập tủ thuốc dùng chung cho học sinh bán trú;

c) Được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành.

Trong các năm học 2013 - 2014 và 2014 - 2015 còn cấp 15kg gạo/tháng (cấp không quá 9 tháng) đã phần nào tạo được điều kiện hình thành mô hình trường PT DTBT đi vào hoạt động rất hiệu quả. Trường phổ

thông dân tộc bán trú được thành lập theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 42)