Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giáo dục dân tộc và vùng đặc biệt khó khăn

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an (Trang 30 - 31)

chính là giải pháp cho giáo dục vùng khó ở các tỉnh miền núi.

1.4.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giáo dục dân tộc và vùng đặc biệt khó khăn vùng đặc biệt khó khăn

Đảng ta xác định nguyên tắc: “Làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp các dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của mình, trong cán bộ cũng như nhân dân cần khắc phục tư tưởng dân tộc lớn và tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên xã hội chủ nghĩa”. Qua các kỳ đại hội, đặc biệt Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đại hội lần thứ X của Đảng đều xác định nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc là “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”. Bởi vì chỉ có bình đẳng thì mới thực hiện được đoàn kết dân tộc; có đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển thì mới thực hiện được bình đẳng dân tộc. Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở các xã vùng đặc biệt khó khăn.

Về Giáo dục và Đào tạo, Tại Điều 10 trong Luật giáo dục năm 2005 có nêu về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân: Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Qui định về giáo dục dân tộc, “Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.” [ 29, Điều 61]

Có thể khẳng định rằng: Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, 100% xã đặc biệt khó khăn có trường học, nhà mẫu giáo và các lớp bán trú. Các bản xa trung tâm đều có lớp cắm bản, tình trạng học ca 3 được xoá bỏ, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 90%-95%. Mô hình trường PTDTBT đang được quan tâm đặc biệt và được sử dụng như là một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

1.5. Trường phổ thông dân tộc bán trú

Là trường phổ thông công lập có nhiều cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân, dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Có học sinh lưu trú tại trường được sự hỗ trợ tài chính của nhà nước.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an (Trang 30 - 31)