Giải pháp 4: Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc, cán bộ, giáo viên công tác ở trường PTDTBT.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an (Trang 72 - 75)

- Hướng dẫn học sinh sửa đổi kế hoạch tự học

3.2.4.Giải pháp 4: Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc, cán bộ, giáo viên công tác ở trường PTDTBT.

Mục tiêu, ý nghĩa:

Tạo sự công bằng, dân chủ trong giáo dục từ đó thu hút sự quan tâm đầu tư của cha mẹ học sinh và cộng đồng dân cư cho trường PTDTBT. Giảm bớt khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ nghèo không đủ điều kiện cho con em họ đi học.

Thu hút giáo viên giỏi, CBQL có năng lực vào công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tạo động lực để giáo viên và CBQL hăng say công tác, bám lớp bám trường. Xây dựng môi trường giáo dục công bằng, dân chủ và văn minh.

Nghiêm túc chỉ đạo thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT như: Điều lệ, qui chế hoạt động, định mức biên chế, chế độ chính sách cho trường PTDT Bán trú; Các văn bản của UBND tỉnh về kế hoạch và chương trình, đề án hành động cụ thể đối với các trường PTDTBT.

Ban chỉ đạo chủ trì việc thành lập quĩ hỗ trợ phát triển giáo dục cho các xã đặc biệt khó khăn của cấp mình, chỉ đạo ngành GD&ĐT, các đơn vị trường học tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp về công tác tổ chức, quản lý hoạt động của trường PTDT Bán trú.

Trước tiên tận dụng cơ sở vật chất hiện có của các trường TH và THCS đang sử dụng, có thể đầu tư sửa chữa và nâng cấp nhỏ cho phù hợp với mô hình.

Xây nhà học, nhà lưu trú và công vụ cho học sinh, giáo viên theo nguồn trái phiếu chính phủ và kiên cố hoá trường học với tinh thần địa phương lo đất, nhân dân san lấp mặt bằng và vận chuyển vật liệu từ chỗ không thể vận chuyển bằng xe cơ giới.

Xây dựng nhà bếp, nhà ăn, công trình nước sạch, công trình vệ sinh, lắp điện vào nhà trường, làm sân bê tông, tường bao...bằng nguồn chương trình 135 của chính phủ giai đoạn 2 kết hợp với sự đóng góp của nhân dân bằng công ích, bằng vật liệu địa phương và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với học sinh nội trú dân nuôi. Linh hoạt áp dụng thực hiện các chế độ chính sách cho học sinh trường PTDTBT trên quan điểm tiếp cận chế độ của học sinh PTDTNT.

Thực hiện hỗ trợ cho học sinh con hộ nghèo đi học tại các lớp mẫu giáo thôn bản và học sinh bán trú là con hộ nghèo đang theo học tại các trường phổ thông theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Chính phủ về Chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc chương

trình 135 giai đoạn II và thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 10/9/2007 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện mức hỗ trợ theo Quyết định này.

Thực hiện nghiêm túc chủ trương cấp sách giáo khoa, giấy, vở viết không thu tiền cho học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/ 1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng chính phủ và Thông báo số 124/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung liên quan đến sách giáo khoa; không để học sinh bỏ học vì thiếu sách giáo khoa, vở viết.

Thực hiện chế độ của UBND tỉnh Nghệ An, chi hỗ trợ tiền ăn cho học sinh nội trú là 460.000 đồng/tháng, không quá 9 tháng; Chế độ quản trú cho CBQL và giáo viên bằng 0,3 mức lương tối thiểu, không quá 9 tháng. Chế độ cho nhân viên nuôi dưỡng: cứ 30 học sinh thì được hợp đồng 01 cán bộ cấp dưỡng.

Đề nghị Nhà nước hỗ trợ học sinh bằng nguồn vốn trong chương trình 135; 134 hoặc các nguồn khác của Chính phủ cụ thể như sau: học sinh cấp THCS là 0,6 mức lương tối thiểu/HS/tháng; học sinh tiểu học là 0,5 mức lương tối thiểu/HS/tháng (không quá 9 tháng). Chính quyền địa phương các cấp lo dụng cụ nấu ăn, giường chiếu, chăn màn và hỗ trợ thêm kinh phí bằng nguồn vượt thu ngân sách hàng năm để bù giá và thanh toán tiền lương cho nhân viên nuôi dưỡng;

HS được ăn sáng, trưa và tối theo định mức, đảm bảo chế độ dinh dưỡng mức tối thiểu theo lứa tuổi và vệ sinh an toàn thực phẩm mức tối đa. Học sinh được khám chữa bệnh thường xuyên và định kỳ theo chương trình mục tiêu của Chính phủ.

- Chế độ cho CBQL và giáo viên: Cán bộ QL, giáo viên được hưởng chế độ quản trú và các chế độ khác như chế độ của CBQL, GV trường chuyên biệt (trường PTDT nội trú cấp huyện). Thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục ở các trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế, xã

hội đặc biệt khó khăn. Hàng năm tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên đi tham quan học tập kinh nghiệm và giao lưu các trường PTDTBT với nhau.

Công khai minh bạch các khoản đóng góp và chế độ của học sinh. Tổ chức xây dựng công khai bảng thực đơn và số lượng lương thực, thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày của học sinh. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các em.

Hàng tháng tổ chức họp ban chỉ đạo đánh giá công tác tháng, cung cấp thông tin, trao đổi phản hồi để có những điều chỉnh phù hợp.

Điều kiện:

Phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với CBQL, HS. Công khai minh bạch trong công tác tài chính, dân chủ trong công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch và thông tin phản hồi.

Phải đảm bảo quản lý trường PTDTBT theo cách hiệu quả và bền vững với sự tham gia tích cực của các cộng đồng tại địa phương. Tạo ra mô hình quản lý trường PTDT Bán trú đảm bảo tính khoa học, tính thời đại và khả thi. Đổi mới phương pháp quản lý theo xu thế xã hội hoá công tác quản lý trường học.

Xây dựng thành công môi trường học tập thân thiện học sinh tích cực. Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Phải triển khai xây dựng qui chế và xây dựng chương trình, kế hoạch đồng bộ, cụ thể phù hợp với chủ trương của Đảng và nhà nước, với điều kiện thực tế của các địa phương và sự phát triển của mô hình.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an (Trang 72 - 75)