Kết quả xác định tính mẫn cảm của các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc với một số loại kháng sinh và hoá dƣợc

Một phần của tài liệu xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli và clostridium perfringens gây tiêu chảy ở dê nuôi tại thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 87 - 93)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc với một số loại kháng sinh và hoá dƣợc

đƣợc với một số loại kháng sinh và hoá dƣợc

Thuốc kháng sinh có tác dụng hiệu quả đối với nhiều bệnh truyền nhiễm của người và gia súc, đồng thời trong chăn nuôi để phòng và trị bệnh người ta cũng thường bổ sung thuốc kháng sinh vào trong thức ăn, nước uống nhằm tiêu diệt mầm bệnh, tăng cường sức đề kháng, kích thích sự sinh trưởng phát triển của con vật nhằm tăng năng suất, chất lượng vật nuôi.

Sau khi phân lập được các chủng vi khuẩn từ các mẫu phân và bệnh phẩm chúng tôi tiến hành thử kháng sinh đồ với mục đích kiểm tra xem loại kháng sinh nào mẫn cảm nhất, đồng nghĩa với việc sử dụng loại kháng sinh có hiệu quả nhất trong điều trị.

3.3.1. Vi khuẩn E. coli

Qua xác định khả năng mẫn cảm của vi khuẩn E.coli với một số kháng sinh bằng phương pháp kháng sinh đồ cho kết quả như bảng 3.16.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

77

Bảng 3.16. Kết quả xác định sự mẫn cảm của các chủng E. coli phân lập đƣợc với kháng sinh và hoá dƣợc

Loại kháng sinh Số chủng thử Mức độ mẫn cảm Mẫn cảm Mẫn cảm TB Kháng thuốc n (%) n (%) n (%) Neomycin 17 7 41,18 6 35,29 4 23,53 Kanamycin 17 9 52,94 5 29,41 3 17,65 Enrofloxacin 17 12 70,59 2 11,76 3 17,65 Oxytetracycline 17 10 58,82 2 11,76 5 29,41 Penicilin 17 0 0 2 11,76 15 88,24 Tetracyclin 17 5 29,41 8 47,06 4 23,53 Ampicillin 17 3 17,65 12 70,59 2 11,76 Streptomycin 17 2 11,76 3 17,65 12 70,59

Kết quả thu được ở bảng 3.16 cho thấy: các chủng E.coli có mức độ mẫn cảm thuốc như sau:

- Ở mức mẫn cảm: có 70,59% tổng số chủng vi khuẩn E.coli mẫn cảm với Enrofloxacin; 58,82% đối với Oxytetracycline; 52,94% đối với Kanamycin; các chủng thử này mẫn cảm với các loại kháng sinh khác Neomycin, Tetracyclin, Ampicillin, Streptomycin lần lượt là 41,18%; 29,41%; 17,65%; 11,76%.

- Mức độ mẫn cảm trung bình: đã phát hiện 70,59% chủng vi khuẩn

E.coli được thử mẫn cảm với Ampicillin; 47,06% vi khuẩn mẫn cảm với Tetracycline....thấp nhất là Enrofloxacin, Oxytetracycline và Penicillin có 11,76% chủng vi khuẩn mẫn cảm.

- Khả năng kháng thuốc: Ngoài những kết quả thu được về độ mẫn cảm của các chủng E.coli phân lập được ở trên, kết quả kiểm tra còn cho thấy khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

78

năng kháng thuốc của vi khuẩn E.coli với một số loại kháng sinh khá cao. Cụ thể: có 88,24% chủng vi khuẩn được thử đã kháng lại với Penicilline; 70,59% chủng vi khuẩn kháng với Streptomycin.

3.3.2. Vi khuẩn C. perfringens

Qua xác định khả năng mẫn cảm của 17 chủng vi khuẩn C.perfringens

với 8 loại thuốc kháng sinh, hoá dược, kết quả về độ mẫn cảm thuốc của các chủng vi khuẩn C.perfringens được thể hiện ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Kết quả xác định sự mẫn cảm của các chủng vi khuẩn

C. perfringens phân lập đƣợc với kháng sinh và hoá dƣợc

Loại kháng sinh Số chủng thử Mức độ mẫn cảm Mẫn cảm Mẫn cảm TB Kháng thuốc n (%) n (%) n (%) Neomycin 17 3 17,65 10 58,82 4 23,53 Kanamycin 17 8 47,06 6 35,29 3 17,65 Enrofloxacin 17 9 52,94 5 29,41 3 17,65 Oxytetracycline 17 12 70,59 4 23,53 1 5,88 Penicilin 17 0 0 1 5,88 16 94,12 Tetracyclin 17 5 29,41 10 58,82 2 11,76 Ampicillin 17 0 0 7 41,18 10 58,83 Streptomycin 17 0 0 4 23,53 13 76,47

Bảng 3.17 cho thấy mức độ mẫn cảm thuốc của các chủng vi khuẩn

C.perfringens như sau:

- Ở mức mẫn cảm: có 70,59% trong tổng số chủng vi khuẩn

C.perfringens được thử mãn cảm với Oxytetracycline; 52,94% đối với Enrofloxacin; 47,06% đối với Kanamycin; 29,41% đối với Tetracyclin và 17,65% đối với Neomycin. Kết quả cũng cho thấy không có chủng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

79

C.perfringens thử nghiệm nào mẫn cảm với Penicilline, Ampicillin và Streptomycin.

- Mức độ mẫn cảm trung bình: đã phát hiện 58,82% chủng vi khuẩn

C.perfringens được thử mẫn cảm với Neomycin và Tetracyclin; 41,18% chủng vi khuẩn mẫn cảm với Ampicillin; 35,29% chủng vi khuẩn mẫn cảm với Kanamycin; 29,41% chủng vi khuẩn mẫn cảm với Enrofloxacin; 23,53% chủng vi khuẩn mẫn cảm với Oxytetracycline và Streptomycin; thấp nhất là Penicillin có 5,88% chủng vi khuẩn C.perfringens mẫn cảm ở mức này.

- Khả năng kháng thuốc: Ngoài những kết quả thu được về độ mẫn cảm của các chủng C.perfringens phân lập được ở trên, kết quả kiểm tra còn cho thấy khả năng kháng thuốc của vi khuẩn C.perfringens với một số loại kháng sinh khá cao. Cụ thể: có 94,12% chủng vi khuẩn được thử đã kháng lại với Penicilline và 76,47% kháng lại với Streptomycin...

3.4. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy cho dê

Trên cơ sở nghiên cứu và tìm ra vai trò gây bệnh của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cho dê, chúng tôi tiến hành thử nghiệm một số phác đồ điều trị trên dê tiêu chảy.

Trong các phác đồ điều trị, có sự kết hợp của các loại kháng sinh, các chất điện giải và thuốc trợ sức trợ lực với nguyên tắc điều trị là: ức chế, tiêu diệt vi khuẩn, chống mất nước, chất điện giải và làm tốt công tác vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng...

Kết quả của một số phác đồ dùng trong điều trị dê tiêu chảy được trình bày qua bảng 3.18:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

80

Bảng 3.18. Hiệu quả một số phác đồ điều trị tiêu chảy ở dê

Phác đồ điều trị Loại thuốc hoá dƣợc Cách dùng và liều lƣợng Thời gian điều trị (ngày) Số dê điều trị Số dê khỏi bệnh Tỷ lệ (%) Phác đồ I Hanoxyline LA Tiêm bắp 1ml/10kg TT 3-5 ngày, 2 lần/ngày 15 13 86,67 B.Complex Tiêm bắp 1ml/10kg TT Orezol Uống 100gr/25kgTT Phác đồ II Hantril Tiêm bắp 1ml/10kg TT 3-5 ngày, 2 lần/ngày 15 14 93,33 B.Complex Tiêm bắp 1ml/10kg TT Orezol Uống 100gr/25kgTT Phác đồ III Markacolis Tiêm bắp 1ml/10kg TT 3-5 ngày, 2 lần/ngày 15 12 80,00 B.Complex Tiêm bắp 1ml/10kg TT Orezol Uống100gr/25kgTT

Qua bảng 3.18, với 3 phác đồ dùng trong điều trị ta thấy có sự chênh lệch nhất định giữa các phác đồ. Kết quả điều trị ở phác đồ II với 14/15 dê khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 93,33%. Phác đồ I có 13/15 dê khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 86,67% và phác đồ III có số dê khỏi bệnh là 12/15 chiếm tỷ lệ 80,00%.

Hanoxyline LA thành phần là Oxytetracycline có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loại vi khuẩn, nguyên sinh động vật và vi sinh vật. Trong đó có tác dụng tốt với nhiều loại vi khuẩn trong đó có Klebsiella, Proteus, Salmonella và một số vi khuẩn kỵ khí

(Bacteroides và Clostridium). Thuốc do công ty Hanvet sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm 10%.

Hantril thành phần là Enrofloxacin với lượng dung môi vừa đủ (100ml), có tác dụng chủ yếu trên các trực khuẩn và cầu khuẩn gram ( -) đường ruột (E.coli, Klebsiella, Shigella) và các vi khuẩn gram (-) khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

81

như: Salmonella, Proteus, Yersenia... Sử dụng Hantril điều trị ỉa chảy do

E.coli và nhiễm khuẩn huyết tốt hơn nhiều so với Gentamicin, Ampicillin hoặc Sulfamid. Thuốc do công ty Hanvet sản xuất dưới dạng dụng dịch tiêm 10%.

Markacolis thành phần chính là Kanamycin và Colistin có tính diệt khuẩn ngay cả tế bào ở trạng thái nghỉ vì thuốc làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của màng tế bào. Markacolis tác dụng chủ yếu lên vi khuẩn gram (-) như: E.coli, Salmonella, Pasteurella, Aerobacter, Haemop hillus, Klebsiella. Khi tiêm Markacolis đào thải qua quá trình lọc ở cầu thận dưới dạng không đổi hoặc dạng chuyển hoá. Thuốc do công ty Marphavet sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm 20 ml.

Sử dụng Điện giải B.Complex (do công ty VINAVETCO sản xuất; lọ 100 ml). Thành phần gồm: NaCl, KCl, MgSO4, NaHCO3 và Glucoza nên có công dụng bồi dưỡng sức lực, giải độc, cân bằng và cung cấp các chất điện giải, tăng sức đề kháng, giúp gia súc mau chóng hồi phục...

Như vậy, trên cơ sở của các phác đồ điều trị là đều sử dụng kháng sinh, chất điện giải Orezol và thuốc trợ sức trợ lực đã có tác dụng rõ rệt trong việc điều trị bệnh tiêu chảy của dê. Từ 3 phác đồ điều trị trên, chúng tôi đã xác định được phác đồ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao và tốt nhất là phác đồ II. Do vậy, có thể sử dụng phác đồ điều trị này để điều trị gia súc mắc bệnh tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn E.coli

C.perfringens gây ra.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng khuyến cáo rằng khi sử dụng các loại kháng sinh này phải được dùng đúng liều lượng, đủ liệu trình dùng thuốc, theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để tránh việc vi khuẩn nhờn và kháng với các loại kháng sinh này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

82

Một phần của tài liệu xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli và clostridium perfringens gây tiêu chảy ở dê nuôi tại thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)