1.5.1.1. Phòng bệnh bằng các biện pháp quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng
Trong bệnh tiêu chảy của các loài gia súc khi có mặt của vi khuẩn
E.coli và C. perfringens thường làm cho con vật chết rất nhanh với những triệu chứng bệnh tích như bại huyết và xuất huyết ở các cơ quan của cơ thể. Thời kì nung bệnh thường ngắn, bệnh xảy ra trong điều kiện bất thường của nhiều yếu tố như thời tiết thay đổi đột ngột, thức ăn dinh dưỡng, những yếu tố vệ sinh thú y, môi trường.
Đối với gia súc non, sự tác động của các yếu tố gây bệnh rõ rệt hơn gia súc trưởng thành, do hệ thống thần kinh cũng như hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thể chưa hoàn thiện. Dẫn đến tỷ lệ gia súc non mắc bệnh trong đó có các bệnh về đường tiêu hoá thường cao hơn đối với gia súc trưởng thành.
Chính vì vậy, các biện pháp quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ làm giảm các tác động bất lợi cho gia súc nhằm hạn chế sự phát triển và gây bệnh của các vi khuẩn kế phát.
Việc dùng các thuốc hoá học để điều trị bệnh sẽ không có hiệu quả. Đặc biệt khi triệu chứng lâm sàng đã biểu hiện rõ thì việc điều trị càng không có ý nghĩa (Đào Trọng Đạt, 1996 [6]; Hogh, 1974 [56]). Vì vậy, đối với các bệnh này việc phòng bệnh có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt là thực hiện các biện pháp vệ sinh chung:
- Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt làm tăng cường sức đề kháng của con vật. - Giữ tiểu khí hậu chuồng nuôi ấm áp vào mùa Đông, thoáng mát vào mùa Hè, tránh mưa tạt, gió lùa, hạn chế độ ẩm....
- Thường xuyên kiểm tra sự có mặt của các vi khuẩn này trong thức ăn, nước uống và môi trường xung quanh.
- Vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh, thức ăn nước uống, hạn chế khí độc do phân, rác thải sản sinh và loại trừ mầm bệnh tồn tại trong chất thải...
- Áp dụng lịch tiêm phòng định kỳ, loại trừ các điều kiện có thể dẫn đến bệnh từ trước.
27
- Đối với mỗi bệnh cần có biện pháp phòng trị đặc hiệu.
Gia súc non vừa mới sinh ra nhất thiết phải được bú sữa đầu của gia súc mẹ càng sớm càng tốt và bú vài lần trong ngày đầu tiên. Không có được những kháng thể bảo vệ thụ động này, gia súc non rất dễ mẫn cảm với các vi sinh vật gây tiêu chảy đặc biệt là E.coli và một số virus. Tác giả còn khuyến cáo rằng: Trong mọi trường hợp tiêu chảy xảy ra, đều phải coi đã có sự nhiễm khuẩn, vì vậy cần phải tiến hành ngay các biện pháp cách ly gia súc bị bệnh với những con còn lại (Archie, 2001) [47].
1.5.1.2. Một số sinh chế phẩm dùng trong phòng bệnh tiêu chảy ở gia súc
Việc sử dụng một số chế phẩm sinh học nhằm thiết lập mối cân bằng và sự bình ổn hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá cho gia súc đóng một vai trò rất quan trọng. Trên cơ sở của sự cân bằng đó tránh được sự loạn khuẩn đường ruột hoặc giúp cho sự hồi phục hay làm giàu các vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hoá. Đồng thời đem lại hiệu quả về nhiều mặt như: tác dụng ngăn chặn được sự phát triển của yếu tố bệnh nhưng một ưu điểm nổi bật của các chế phẩm sinh học là thường không gây hại cho các vi sinh vật có lợi, do vai trò của chế phẩm sinh học chính là chỗ thiết lập được mối quan hệ cân bằng cần thiết giữa các loài vi sinh vật đưa lại trạng thái sinh lý của chúng trong đuờng tiêu hoá.
Tiến hành bổ sung lượng globulin miễn dịch chiết xuất từ huyết thanh ngựa chửa cho gia súc non đã có tác dụng tốt trong phòng bệnh tiêu chảy đặc biệt là ở lợn con giai đoạn bú sữa thông qua cơ chế miễn dịch thụ động của gia súc (Lê Xuân Cương và cs, 1986 [4]; Tạ Thị Vịnh và cs, 1994) [46].
Ở những vùng gia súc non có nguy cơ nhiễm bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn C.perfringens, sinh chế phẩm Bacterin được phối hợp giữa Bacterin E.coli và giải độc tố của vi khuẩn C. perfringens (EBC) qua nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm trên động vật thí nghiệm và trên lợn con, sử dụng với liều tiêm dưới da 2 ml/con cho lợn ở 3 ngày tuổi, kết quả phòng bệnh do vi khuẩn
E.coli và C.perfringens gây ra đạt được kết quả tốt (Phạm Khắc Hiếu và cs, 1997 [12], Trần Thị Hạnh và cs, 2000 [8]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
Việc nghiên cứu sản xuất kháng thể khác loài từ lòng đỏ trứng gà và ứng dụng trong phòng, trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli và Salmonella
trên động vật thí nghiệm cũng như trên lợn con giai đoạn bú sữa đều cho kết quả tốt (Nguyễn Thiên Thu và cs, 2002) [39].
1.5.1.3. Một số loại vacxin phòng tiêu chảy do vi khuẩn gây ra
- Tại nơi không an toàn về bệnh, có thể tiến hành miễn dịch thụ động cho gia súc non bằng cách tiêm vacxin giải độc tố cho động vật đang mang thai ở giai đoạn 3. Giải độc tố được tiêm hai lần cách nhau 3 tuần, lần thứ hai tiêm trước lúc đẻ 2 tuần. Ở những nơi bệnh luôn xảy ra thì sau đó mỗi năm tiêm lại cho con mẹ một lần. Phòng bệnh bằng vacxin cho gia súc cái mang thai giai đoạn cuối nhằm tạo kháng thể từ con mẹ truyền sang cho con con qua sữa đầu.
Sử dụng vacxin giải độc tố được chế tạo từ các chủng C.perfringens type D và C để tiêm phòng định kỳ hàng năm 2 lần và đã khống chế được dịch bệnh cho tất cả dê từ sơ sinh đến 4-5 tuần tuổi (Uzal và cs, 1998) [59].
- Nuôi cấy E.coli và C.perfringens được phân lập từ lợn con mắc bệnh rồi cho con mẹ uống là một phương pháp dựa theo nguyên lý Kohler đã nghiên cứu và sử dụng từ 1974 đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, ở nước ta hiện nay cùng với việc chế tạo sinh phẩm E.coli trong sữa cho gia súc mẹ uống. Sinh phẩm yếm khí C.perfringens để tiêm phòng cho gia súc mẹ cũng đã bước đầu đựơc chế tạo và thử nghiệm. Sinh phẩm này bước đầu đã được thử nghiệm trên cả mô hình động vật thí nghiệm và ở lợn con lúc 3 ngày tuổi. Kết quả này cũng đã cho thấy chế phẩm đạt yêu cầu an toàn.
Để phòng tiêu chảy cho lợn con giai đoạn bú sữa Nguyễn Thị Nội và cs (1989) [17] đã sản xuất được vacxin hỗn hợp Salsco từ 3 loài vi khuẩn gây bệnh là Salmonella, E.coli và Streptococcus.
Qua sử dụng các chế phẩm cho thấy việc tiêm phòng cho gia súc mẹ giai đoạn mang thai kỳ cuối bằng giải độc tố yếm khí được chế từ những chủng vi khuẩn C.perfringens phân lập được trong bệnh phẩm của lợn con bị viêm ruột hoại tử, kháng thể từ mẹ đã có tác dụng phòng hộ tốt cho lợn con
29
trong thời kỳ bú sữa, có tác dụng kéo dài cả sau cai sữa (Đào Trọng Đạt và cs, 1996) [6].
Nghiên cứu chế tạo vacxin cùng giải độc tố của vi khuẩn C.perfringens
và được áp dụng phòng bệnh trên đàn hươu, kết quả phòng bệnh viêm ruột hoại tử trên đàn hươu đạt kết quả tốt, tỷ lệ phòng hộ cao (Nguyễn Ngọc Nhiên và cs, 1996) [18].