Các triệu chứng, bệnh tích đại thể chủ yếu ở dê mắc bệnh tiêu chảy

Một phần của tài liệu xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli và clostridium perfringens gây tiêu chảy ở dê nuôi tại thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 69 - 73)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.4. Các triệu chứng, bệnh tích đại thể chủ yếu ở dê mắc bệnh tiêu chảy

Dê có sức đề kháng tương đối tốt, chúng ít có biểu hiện khác thường khi mắc bệnh. Những dê nghi mắc bệnh do E.coliC.perfringens có biểu hiện như sau: Rối loạn tiêu hoá, ủ rũ, sốt cao có triệu chứng thần kinh, ỉa lỏng phân có lẫn bọt và máu, khó thở, sôi bụng, đầy hơi... Các biểu hiện lâm sàng

59

của dê mắc bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coliC.perfringens được trình bày qua bảng 3.5

Bảng 3.5: Các triệu chứng của dê mắc bệnh tiêu chảy

Triệu chứ ng Số dê theo dõi (con) Số dê tiêu chảy (con)

Các biểu hiện lâm sàng

Số dê có biểu hiện (con) Tỷ lệ (%) 902 96

Dê kém ăn, buồn bã, đau bụng 93 96,88 Nhiệt độ cơ thể tăng cao 75 78,13

Giảm sản lượng sữa 52 54,17

Dê giảm thể trọng 89 92,71

Trợn, chớp mắt liên tục, co giật, cong

lưng, nghiến răng, chảy nước dãi 68 70,83 Phân lúc đầu nhão, sền sệt, sau đó trở

nên lỏng như nước, có mùi hôi thối. 87 90,63 Ỉa chảy phân lỏng dính lẫn bọt và máu 63 65,63

Qua bảng 3.5 ta thấy: dê mắc bệnh tiêu chảy do E.coli

C.perfringens có biểu hiện kém ăn, buồn bã, đau bụng chiếm 96,88%; Phân lúc đầu nhão, sền sệt, sau đó trở nên lỏng như nước, có mùi hôi thối chiếm 90,63%; Trợn, chớp mắt liên tục, co giật, cong lưng, nghiến răng, chảy nước dãi chiếm 70,83%; Ỉa chảy phân lỏng dính lẫn bọt và máu chiếm 65,63%... Bởi vì, E.coliC.perfringens đều sinh độc tố, các độc tố này tác động vào trung khu thần kinh gây rối loạ n điều tiết nhiệt, gây sốt cao.

Ngoài ra các độc tố đường ruột gắn vào các Recepter của tế bào ruột non của dê gây biến đổi chức năng sinh lý màng tế bào, làm tăng bài xuất nước và chất điện giải khỏi màng tế bào, nước sẽ được rút vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

60

đường ruột nhiều, gây tiêu chảy (Hồ Văn Nam, 1997) [16]. Khi nước bị rút vào đường ruột quá nhiều sẽ gây thiếu nước trong mạch quản làm tuần hoàn bị ảnh hưởng, nước tiểu đặc sánh. Dê bị rối loạn tiêu hoá làm trở ngại quá trình tiêu hoá, hạn chế việc hấp thu dinh d ưỡng, làm con vật suy kiệt nhanh, đặc biệt là thiếu máu, lượng đường huyết giảm, não sẽ thiếu năng lượng, gây rối loạn thần kinh.

Vi khuẩn E.coli xâm nhập và cư trú ở thành ruột non, phát triển nhân lên, sản sinh độc tố đường ruột. Độc tố đường ruột sẽ phá huỷ tổ chức thành ruột và làm thay đổi cân bằng trao đổi muối, nước, chất điện giải. Nước không được hấp thu từ ruột mà rút từ cơ thể tập trung vào ruột. Vi khuẩn phát triển làm thay đổi pH trong ruột và dạ dày, sữa không tiêu bị vón lại sinh ra tiêu chảy, phân có màu trắng. Khi quá trình tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá trở nên trầm trọng, vi khuẩn

E.coli theo máu xâm nhập và gây tổn thương hệ thống hạch lâm ba ở màng treo ruột và các cơ quan phủ tạng khác.

Để tìm hiểu các đặc điểm về bệnh tích của dê bị tiêu chảy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đồng thời làm cơ sở cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh, chúng tôi đã mổ khám 59 con dê bị chết do tiêu chảy. Kết quả được trình bày ở bàng 3.6.

61

Bảng 3.6: Các bệnh tích đại thể của dê mắc bệnh tiêu chảy thông qua mổ khám bệnh tích B ện h t ích Số dê theo dõi (con) Số dê mổ khám (con) Các biểu hiện bệnh tích Số dê có biểu hiện (con) Tỷ lệ (%) 902 59

Máu loãng từ các phủ tạng chảy ra

nhiều. 32 54,24

Phân dính ở hậu môn, có mùi thối khắm

55 93,22

Dạ dày xuất huyết lấm tấm, chứa

thức ăn không tiêu 50 84,75

Xuất huyết ở phần không tràng 52 88,14 Thận và bể thận xuất huyết 51 86,44 Gan sưng cứng to hơn bình thường 47 79,66 Tim sưng, xuất huyết, có khi bị nhão 42 71,19 Phổi có hiện tượng xuất huyết 45 76,27 Trên thành ruột non và thành bụng

khi cắt có hiện tượng khí thũng 52 88,14 Ruột non căng phồng, xung huyết,

xuất huyết, niêm mạc bị tróc ra, có lẫn máu

53 89,83

Ruột già xuất huyết, chứa hơi 56 94,92 Màng treo ruột có nhiều hạch bạch

huyết màu đỏ 55 93,22

Xác chết gầy do bị mất nước, mất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

62

Kết quả trong bảng 3.6 cho thấy: bệnh tích đại thể ở dê bị mắc bệnh tiêu chảy chủ yếu tập trung ở ruột non và ruột già, trong 59 con được mổ khám thấy: có 56/59 con có biểu hiện ruột già xuất huyết, chứa hơi chiếm 94,92%; các bệnh tích phân dính ở hậu môn, có mùi thối khắm; màng treo ruột có nhiều hạch bạch huyết màu đỏ và xác chết gầy do bị mất nước, mất chất điện giải và bị nhiễm độc có 55 con chiếm 93,22%. Ruột non căng phồng, xung huyết, xuất huyết, niêm mạc bị tróc ra, có lẫn máu chiếm 89,83%; còn lại là các bệnh tích khác dao động từ khoảng 54,24-88,14%.

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh tích trên là do độc tố của vi khuẩn

E.coliC.perfringens tác động vào thành mạch quản, gây xuất huyết tràn lan ở nội tạng. Độc tố β và Epsilon của C.perfringens type B, C gây hoại tử ruột là rất đặc trưng của bệnh. Đồng thời độc tố của các vi khuẩn này tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn sự thu nhận thức ăn. Những dê mắc bệnh mãn tính thường có bệnh tích là toàn bộ cơ quan phủ tạng được bao phủ một lớp màng trắng đục do Fibrin hoặc urat.

Như vậy có thể nhận xét: Triệu chứng và bệnh tích ở dê bị mắc bệnh tiêu chảy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là bệnh tích điển hình của bệnh tiêu chảy do E.coliC.perfringens gây ra mà nhiều tài liệu đã mô tả.

Một phần của tài liệu xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli và clostridium perfringens gây tiêu chảy ở dê nuôi tại thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)