Biện pháp điều trị tiêu chảy ở gia súc

Một phần của tài liệu xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli và clostridium perfringens gây tiêu chảy ở dê nuôi tại thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 40 - 46)

1.5.2.1. Những nguyên tắc chung

Một nguyên lý chung của điều trị bệnh tiêu chảy ở gia súc là loại bỏ được yếu tố gây bệnh ra khỏi cơ thể, xử lý nguyên nhân gây bệnh kết hợp với điều trị quá trình sinh bệnh, giúp cho quá trình tiêu hoá trở lại bình thường.

Điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc phải thực hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ cho kết quả điều trị cao. Mặt khác, điều trị kịp thời và triệt để cũng là biện pháp tốt để hạn chế gia súc bài xuất mầm bệnh ra môi trường chăn nuôi, tránh được sự gia tăng mức độ ô nhiễm. Trong thực tế, nên sử dụng loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng ngay từ lúc ban đầu trong khi chờ kết quả chính thức của kháng sinh đồ.

Đối với gia súc non, đặc biệt là giai đoạn mới sinh ra, vấn đề quan trọng nhất là phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ xung quanh khu vực chuồng nuôi. Luôn tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản: chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ, chống ẩm, lạnh, bẩn và phải cho gia súc non được bú sữa đầu càng sớm càng tốt, loại bỏ những sơ suất trong chăn nuôi.

Bất kể nguyên nhân nào gây bệnh cho gia súc non, đều phải coi đã có sự nhiễm khuẩn, vì vậy nên áp dụng biện pháp cách ly con vật bị bệnh với những con khác, đặc biệt đối với hình thức chăn nuôi theo mô hình thâm canh, nuôi nhốt gia súc trong chuồng, khi điều trị việc hỗ trợ chống mất nước nên được chú ý đầu tiên và đáp ứng kịp thời. Đặc biệt trong trường hợp con vật đã bị nhiễm độc do độc tố của vi khuẩn gây bệnh sản sinh, sau đó mới tiến hành điều trị tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm đặc hiệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

Việc sử dụng kháng sinh trong việc điều trị bệnh tiêu chảy của các loại gia súc được nhiều tác giả đề cập đến, tuy nhiên nhiều nghiên cứu về

C.perfringens lại cho rằng vi khuẩn này thường có khả năng kháng lại các loại kháng sinh dùng trong điều trị và mức độ ngày càng phát triển (Taylor và Bergeland, 1992 [69]; Prescott và cs, 1994 [58]).

Trường hợp bệnh ở thể quá cấp và cấp tính cần tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch điện giải Bicarbonate để tránh sốc và đề phòng sự mất nước. Tiêm bắp kết hợp các loại thuốc Streptomycin, Penicillin, Trimethroprim - Sulfonamide cũng có tác dụng. Có thể sử dụng Sulfonamide uống kết hợp dung dịch CuSO4 để hạn chế tác hại.

1.5.2.2. Một số loại kháng sinh và hóa dược dùng trong điều trị tiêu chảy ở gia súc

Trong thực tế, có rất nhiều loại kháng sinh và hoá dược đã được sử dụng để điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở gia súc do các vi khuẩn đường ruột gây ra. Tuy nhiên hiệu quả điều trị thu được lại rất khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến hiệu lực của thuốc bị giảm chủ yếu do tính kháng thuốc của vi khuẩn đường ruột. Vì vậy, để giúp cho công tác điều trị bệnh đạt hiệu quả cao cần phải chọn thuốc kháng sinh điều trị thông qua kết quả kháng sinh đồ.

Trong trường hợp bệnh nổ ra đột ngột có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh: Penicillin hoặc Erythromycine từ 2-5 ngày kết hợp với các thuốc trợ sức, trợ lực như: Cafein, Vitamin B.Complex và các chất điện giải.... Biện pháp điều trị tốt nhất là vừa kết hợp tiêm phòng cho con mẹ vừa điều trị cho con non bằng kháng sinh kết hợp với thuốc bổ để trợ sức, trợ lực cho con vật.

Sử dụng Neomycin, Trimethoprim và Sulfamethoxazol để điều trị bệnh tiêu chảy có kết quả tốt (Eisenstein và cs, 1980) [51].

Có rất nhiều loại kháng sinh sử dụng điều trị bệnh hiệu quả như: Ampicillin, Cefalothin, Gentamycin, Neomycin... ngoài ra cũng có thể dùng một số chế phẩm Sulfamid để điều trị (Đào Trọng Đạt và cs, 1996) [5].

31

Qua nghiên cứu và thử nghiệm có 5% số chủng vi khuẩn E.coli phân lập được kháng lại 7 loại kháng sinh, 25% số chủng kháng lại 4 loại kháng sinh thường dùng (Phạm Khắc Hiếu và cs, 1996) [11].

Tiến hành điều trị tiêu chảy cho lợn con bằng một số loại kháng sinh như: Chlorocid, Oreomycin, Tetracyclin và một số dẫn xuất của Sulfamid như: Sulfaguanidin, Sulfathiazon kết quả điều trị tốt, cho tỷ lệ khỏi bệnh cao (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [23].

Có thể sử dụng các kháng sinh Cefepime, Amikacin, Amoxillin/Clavulanic, Polymyxin B hay Florfenicol để điều trị bệnh tiêu chảy do E.coli ở lợn con (Võ Thành Thìn và cs, 2010) [40].

1.5.2.3. Điều trị mất nước, điện giải trong tiêu chảy ở gia súc

Trong trường hợp ỉa chảy kéo dài thì điều trị mất nước là bắt buộc. Ỉa chảy thường dẫn đến rối loạn chất điện giải, vì vậy không nên cho gia súc non tiếp tục ăn sữa trong vài ngày đầu. Để thay sữa, dùng dung dịch muối thay nước sinh lý, hoặc các chất điện giải, đồng thời nên trợ tim cho gia súc non bằng Cafein 20%, bổ sung đường Glucose, Fructose, tăng cường các Vitamin (đặc biệt là các Vitamin nhóm B, C).

Hiện nay, để điều trị mất nước, điện giải ở gia súc sử dụng một số loại dung dịch:

- Dung dịch sinh lý mặn đẳng trương (Dung dịch nước muối sinh lý 0,9%) - Dung dịch Glucose đẳng trương

- Dung dịch Natri bicacbonat đẳng trương - Dung dịch Orezol

- Dung dịch Ringer và Lactat ringer

Vai trò và tác dụng của các chất điện giải được sử dụng phối hợp cùng với huyết thanh khi điều trị tiêu chảy ở gia súc đã thu được những kết quả rất thuyết phục:

- Nếu sử dụng kháng sinh đơn thuần, kết quả khỏi bệnh chỉ đạt 20-22% số gia súc được điều trị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

- Dùng kháng sinh kết hợp với dung dịch điện giải (không có huyết thanh), tỷ lệ khỏi bệnh là 54%

- Khi dùng huyết thanh kết hợp với dung dịch Darow và 5% Glucose, tỷ lệ khỏi bệnh là 93%. Song khi kết hợp giữa kháng sinh, huyết thanh, Darow với 5% Glucose cho kết quả điều trị bệnh cao tới 97% số gia súc được điều trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương thức bổ sung: trong quá trình điều trị gia súc bị tiêu chảy, nếu có thể bị mất nước ở mức độ nhẹ hoặc trung bình có thể dùng bằng phương pháp cho uống hoặc tiêm phúc mạc nhưng khi cơ thể bị mất nước ở thể cấp tính thì cần truyền dung dịch trực tiếp vào tĩnh mạch (Phạm Khắc Hiếu và cs, 1997 [12]).

1.5.2.4. Một số thuốc bảo vệ niêm mạc ruột

Những thuốc được dùng rộng rãi trong điều trị bệnh tiêu chảy của gia súc đều dựa trên nguyên lý cơ bản như: có tác dụng bao phủ niêm mạc ruột, chống co thắt và se niêm mạc ruột, một trong những thuốc đó bao gồm:

- Các chất nhầy: bản chất là Polisaccharid và Protein, khi vào trong đường tiêu hoá bị enzym phân huỷ và kết hợp với nước tạo thành các dung dịch keo dạng nhày, chất nhầy có tác dụng bao phủ lên bề mặt niêm mạc ống tiêu hoá, chính từ những tác dụng này đã tránh cho niêm mạc ruột không bị tác động và kích thích bởi các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là độc tố của vi sinh vật.

Các chất nhầy thường dùng là tinh bột từ: gạo, ngô, khoai, sắn và một số thực vật khác như: mùng tơi, rau đay... các chất vô cơ tổng hợp như: Hydroxyt nhôm, Magie trisilicat... khi vào đường tiêu hoá tạo ra các dung dịch keo, do vậy có tác dụng như chất nhày để bảo vệ niêm mạc ruột.

- Trong điều trị tiêu chảy, các nhà chuyên môn còn sử dụng thuốc có tác dụng làm se niêm mạc ruột như: Axit tanic (tanin) là chất bột trắng - vàng, được chế từ nhiều loại thảo dược khác nhau như: ngũ bột tử, sú, vẹt, dẻ... trong Đông y sử dụng nhiều dược liệu có chứa tanin đặc biệt là một số loại quả như: ổi, hồng xiêm và chuối xanh, cây ngũ bột tử và vỏ quả lựu... Với đặc tính là tan nhiều trong nước và rượu và có khả năng làm kết tủa Protein cũng như hầu hết các

33

Alcaloit và nhiều kim loại nặng, một trong những ưu điểm là các kết tủa này không tan trong nước do vậy không tạo ra sản phẩm độc cho cơ thể vật chủ. Với khả năng làm đông vón Protein, axit này còn có tác dụng làm mất hoạt tính của Protein nên có vai trò sát khuẩn mạnh và có tác dụng cầm máu cục bộ, do vậy có thể hạn chế sự xuất huyết của tổ chức, làm săn, se các niêm mạc và cản trở quá trình thối rữa của tổ chức.

Các sản phẩm bào chế của Axit tanic thường dùng là: Tanat albumin, Bismut nitrat base (Bismuthum subnitricum) ở dạng bột, tinh thể nhỏ mịn màu trắng, không mùi, ít tan trong nước. Thuốc có tác dụng chính là khả năng xâm nhập cơ học vào các chỗ niêm mạc bị rách, các ổ loét ở tổ chức, mặt khác thuốc còn bám lên bề mặt của lớp niêm mạc ruột và một phần nhỏ của thuốc phân tán vào trong dung dịch chứa của dạ dày, ruột. Tại đây xảy ra sự kết hợp với Lưu huỳnh để tạo thành kết tủa Bi2S3, (do sản phẩm H2S được tạo ra trong quá trình tiêu hoá Protein) từ đó làm giảm quá trình nhu động và tạo ra trạng thái yên tĩnh cho ruột. Nhiều chế phẩm khác được sử dụng trong điều trị tiêu chảy ở gia súc giúp cho quá trình điều trị mau hồi phục như: Bismuthum subsicylium, Bismuthum subgallicum... có tác dụng điều trị tương tự như nhau.

Ngoài ra, nguyên tắc cơ bản trong điều trị tiêu chảy ở gia súc nhất là giai đoạn đầu là phải dùng thêm một số các chất phụ trợ như: than hoạt tính liều cao với mục đích ngăn chặn vi khuẩn và các độc tính của chúng gây ra cho cơ thể vật chủ, kết hợp với việc sử dụng thuốc tẩy như: MgSO4, Na2SO4 hoặc dầu thầu dầu (Phạm Khắc Hiếu và cs, 1997 [12]).

1.5.2.5. Một số loại cây thuốc thường dùng trong điều trị tiêu chảy ở gia súc

Các cây thảo dược trong tự nhiên có chứa sẵn các vị thuốc, có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng và trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó có cả bệnh đường tiêu hoá ở người cũng như động vật.

Việc sử dụng các dược liệu này trong điều trị bệnh tiêu chảy ở gia súc có nguồn gốc từ các cây thực vật có sẵn trong tự nhiên dựa vào kết quả phân tích và thành phần hoá học cũng như dược lý học của chúng. Những thuốc có nguồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

gốc từ thảo dược luôn được đánh giá cao bởi khả năng cũng như hiệu quả của chúng đối với cơ thể cùng với tính an toàn khi sử dụng, với giá thành thường hạ thấp nhiều lần so với những thuốc được tổng hợp bằng hoá, sinh học...

Các cây quả dược liệu thường có vị chát hoặc đắng như một số loại quả: hồng xiêm, chuối, ổi, lựu và nhiều loại cây quả khác. Các loại thảo dược này sử dụng tốt nhất là ở trạng thái còn xanh non, vì hàm lượng Axit tanic cũng như một số thành phần các dược chất khác thường cao hơn nhiều lần khi quả đã chín. Một số cây như sim, mua, ổi, đinh hương, nụ vối, cúc tần, ngải cứu, phèn đen... cũng đã được dùng trong điều trị bệnh đường tiêu hoá và đã thu được những kết quả nhất định.

Sử dụng chế phẩm EM-TK21 (dịch chiết thảo mộc) phòng trị bệnh tiêu chảy cho lợn con từ 1-90 ngày tuổi thay cho dùng kháng sinh đã trành được hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn và tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thịt. Đồng thời, giảm được chi phí chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh, giảm tỷ lệ lợn bị còi cọc sau khi điều trị bằng kháng sinh (Phạm Thế Sơn và cs, 2008) [29].

35

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli và clostridium perfringens gây tiêu chảy ở dê nuôi tại thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 40 - 46)