Ở trên thế giới đã có rất nhiều những nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở các đàn gia súc. Người đầu tiên phát hiện ra vi khuẩn C.perfringens là Faser (1865) trên mô bào của một số bò bị bệnh. Năm 1873, Chauveau phát hiện ra hiện tượng hoại tử sau đó Paster và Joubert phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh lần đầu tiên và lấy tên là C.septicum.
Bệnh viêm ruột hoại tử do C.perfringens ở lợn được mô tả lần đầu tiên ở nước Anh và Hungary (Fiedd và Gibson, 1955, Seent - Ivantgi và Szabo, 1955) sau đó bệnh được thông báo ở Mỹ (Barnef và Moon, 1964), ở Đan Mạch (Hogh.p, 1965), ở Đức (Mathias và cộng sự, 1968, Kohler và cộng sự, 1970) ở Nhật (Azuma và cộng sự, 1983) và ở Nga (Kirillouleonid, 1994).
Qua nghiên cứu Evans cho biết có 42% số chủng E.coli phân lập từ đường tiết niệu, 29% số chủng E.coli phân lập từ máu có khả năng gây dung huyết (Evans, 1973) [52].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
C. perfringens type C được phát hiện gây bệnh trên bê ở miền Nam Alberta vào năm 1973 (Niilo.l, Haroes, 1974) [62]. Từ đó đến nay chỉ thấy lác đác một vài trường hợp bệnh và xuất hiện trên bê mới đẻ.
Vi khuẩn E.coli có tính kháng thuốc rất mạnh. Tính kháng thuốc của
E.coli do các gen nằm trên plasmid quy định. E.coli độc có thể chứa một hay nhiều gen kháng thuốc. Trong quá trình di chuyển của vi khuẩn, các plasmid kháng thuốc này có thể được trao đổi với nhau theo phương thức truyền dọc hoặc truyền ngang làm cho hiện tượng kháng thuốc ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp (Jacob C.O, 1985) [57].
Đối với type A vi khuẩn có khả năng sản sinh ra độc tố đường ruột
Enterotoxin gây ra chứng ngộ độc thức ăn, hoại tử tổ chức và sinh hơi đường tiêu hoá cho cừu; độc tố Beta do type B gây ra bệnh kiết lỵ ở cừu non; ngoài ra độc tố Alpha và Epsilon do type B sản sinh ra còn gây ngộ độc đường tiêu hoá và gây tiêu chảy ở bê, nghé, ngựa, lừa non. Độc tố Beta và Alpha do type C sinh ra gây xuất huyết đường tiêu hoá ở lợn con, cừu, bê, nghé cũng như ở lừa và ngựa non; ngoài ra độc tố do type C còn gây ra chứng đột quỵ ở cừu lớn và độc tố thần kinh ở gia cầm. Với các độc tố Epsilon và Alpha do type D gây hiện tượng nhũn thận ở cừu, dê và bê, nghé. Type E sản sinh độc tố Iota và Alpha gây ngộ độc ruột, biểu hiện bằng hiện tượng bệnh lý như: viêm ruột, tiêu chảy ở bê, nghé, cừu (Quinn và cs, 1994) [63].
Dê trưởng thành mắc bệnh ở thể mãn tính liên tục tiêu chảy, chán ăn, giảm cân và giảm sản xuất sữa. C.perfringens type C và D là nguyên nhân chủ yếu gây ra độc tố đường ruột (enterotoxemia), việc tiêm phòng 3-4 lần mỗi năm với C.perfringens type D, C.tetani và Corynebacterium pseudotuberculosis (ovis) bacterin-toxoid (Glanvac - 3; Vetrepharm, Lindon, Ontario). Ngoài ra, C.perfringens type C và D và C.tetani toxoid (Bar-Vac CD/T; Boerhinger Ingelheim Vetmedica) dành cho tất cả dê mới sinh và vào lúc 3-4 tuần tuổi (Tammy Dray, 2004) [70].
25
Vi khuẩn C.perfringens phân lập từ động vật nhai lại nhỏ ở các vùng sinh thái khác nhau ở Nigeria đã được điều tra để xác định mức Enterotoxin ở động vật sống (dê/cừu). Có tổng cộng 342 mẫu phân đuợc thu thập cho nghiên cứu và có 91 chủng loại đặc trưng cho type C, D bằng cách sử dụng enzym liên kết immunosorbent khảo nghiệm (ELISA). Kết quả thu được với các ELISA cho thấy C.perfringens type C và D đã có mặt trong mẫu phân thu thập từ dê và cừu không có sự khác biệt trong các khu sinh thái khác nhau ở Nigeria. Đặc biệt đã phát hiện được Enterotoxin trong đường ruột mặc dù dê và cừu không có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào. Nghiên cứu này cũng đã tiết lộ rằng động vật có bệnh có thể di chuyển mà không có dấu hiệu của bệnh tật (Vaikosen.E.S, Ikhatua.U.J, 2005) [71].
Khi quan sát một con dê chết do bị trầm cảm trong nhiều ngày không có bất thường đáng kể. Nhưng sau khi kiểm tra mô bệnh học cho thấy khuếch tán ruột hoại tử. Cô lập C.perfringens type A thấy có độc tố đường ruột (enterotoxin) tiết ra (CPE) và sự hiện diện của CPE trong ruột non cho thấy CPE đã góp phần vào cái chết của con dê này (Mariano E, Fernandez Miyakawa, Julian Saputo, Judy St.Leger, Birgit Puschner, Derek J. Fisher, Bruce A. McClane, Fancisco A.Uzal, 2007 [60]).
Hiện nay, khi các vi khuẩn thuộc loài C.perfringens được nghiên cứu sâu hơn cả vì có nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của loài vi khuẩn này trong việc gây ra bệnh tiêu chảy cho nhiều loài gia súc, gia cầm.