Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli và clostridium perfringens gây tiêu chảy ở dê nuôi tại thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 30 - 34)

Như đã nói ở phần trên, chăn nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu đời. Thịt và sữa dê chiếm vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguồn Protein động vật cho con người, góp phần hoàn thành mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

20

việc chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng ở nước ta. Chính vì vậy mà phong trào chăn nuôi dê đã và đang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Song thực tế cho thấy, cùng với các bệnh truyền nhiễm hàng năm làm chết một số lượng không nhỏ gia súc thì bệnh về đường tiêu hoá cũng làm cho một số gia súc non mắc bệnh và chết. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về những nguyên nhân, yếu tố gây bệnh và tác hại của bệnh tiêu chảy cho gia súc như:

C.perfringens còn có tên là C. Welchii, do Welch Nattal phân lập năm 1892 từ xác người chết trong tổ chức có hơi. loại trực khuẩn này phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, sống ở trong đất, phân, rau, thức ăn và trong đường tiêu hoá của người và động vật khoẻ mạnh. Chúng thường là nguyên nhân gây bệnh: nhiễm độc ruột huyết, hoại thư sinh hơi và gây ngộ độc thức ăn của người và nhiều loài động vật. Khi bệnh xảy ra vi khuẩn đường ruột này nhân lên một cách nhanh chóng, bất thường và sản sinh độc tố (Nguyễn Vĩnh Phước, 1980 [23]).

Qua nghiên cứu các hợp chất có tính kháng kháng sinh từ thảo mộc và sử dụng trong điều trị tiêu chảy cho gia súc Trần Minh Hùng (1985) [9] cho biết: khả năng của một số cây, quả như: sim, nụ vối và cây đon, đinh hương...có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn, trong đó mạnh nhất là với các vi khuẩn đường ruột như: Salmonella, E.coli, Shigella, C.perfringens...từ những cơ sở trên, tác giả đã đưa ra một số bài thuốc nam sử dụng trong điều trị tiêu chảy cho gia súc thu được kết quả tốt.

Tiêu chảy ở động vật do vi khuẩn E.coli có sự liên quan chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột, cùng với chăm sóc, nuôi dưỡng kém, làm sức đề kháng của vật chủ giảm thấp đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới rối loạn tiêu hoá, gây hiện tượng loạn khuẩn và tiêu chảy ở gia súc (Đào Trọng Đạt và cs, 1996) [5].

Vi khuẩn C.perfringens là tác nhân chính gây bệnh viêm ruột hoại tử xuất huyết ở đàn hươu, nai nuôi trong các đàn thú ở nước ta (Nguyễn Ngọc

21

Nhiên, Trần Thị Hạnh và cs, 1996) [18]. Các tác giả cũng nhận định rằng: dinh dưỡng, vệ sinh kém cộng với khí hậu nóng ẩm làm cho gia súc nhất là động vật sơ sinh và vật mẹ có chửa giai đoạn cuối dễ bị mắc bệnh và có thể gây chết.

Sau khi vi khuẩn E.coli xâm nhập vào hệ thống tiêu hoá, nhờ các kháng nguyên bám dính vào các tế bào niêm mạc ruột, thông qua yếu tố xâm nhập (Invasion) giúp cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào các tế bào biểu mô thành ruột, và từ đó tác động phá huỷ lớp tế bào biểu mô thành ruột, gây viêm ruột (Lê Văn Tạo, 2006) [38].

Vi khuẩn C.perfringens là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng trong hội chứng tiêu chảy của lợn (Phan Thanh Phượng và cs, 1996) [25]. Các chủng E.coliC.perfringens phân lập được từ lợn bệnh đều có độc lực mạnh, giết chết chuột nhắt trắng trong vòng 8-36 giờ sau khi gây nhiễm với liều 0,2ml (nồng độ vi khuẩn 1010

-1011 CFU/ml) và tiêm tĩnh mạch đuôi chuột (iv) bằng phương pháp tiêm xoang bụng (Đặng Xuân Bình và cs (2001) [2].

Hầu hết các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được từ gia súc tiêu chảy có khả năng kháng lại với nhiều loại kháng sinh như: Chloramphenicol, Sulfadimethoxine hoặc Tetracycline... Trong đó có nhiều chủng lại mẫn cảm mạnh với Amikacin hoặc một số kháng sinh mới (Nguyễn Ngọc Nhiên và cs, 2002) [19].

Khả năng gây bệnh của các loại vi khuẩn đối với lứa tuổi lợn khác nhau. Đối với lợn con theo mẹ, lợn con sau cai sữa hoặc giai đoạn đầu nuôi thịt thì tỷ lệ mắc tiêu chảy do Salmonella cao hơn; giai đoạn từ lúc sơ sinh đến sau khi cai sữa thường do E.coli; lứa tuổi từ 6-12 tuần thì thường do xoắn khuẩn

Treponema hyodysenterriae, còn vi khuẩn yếm khí C.perfringens thường gây bệnh nặng cho lợn con theo mẹ trong khoảng 1 tuần tuổi đến cai sữa.

Tỷ lệ chủng E.coli phân lập từ lợn bị tiêu chảy có độc lực mạnh (giết chết 100% chuột bạch) và các yếu tố gây bệnh cao hơn rất nhiều so với lợn không bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

22

tiêu chảy. (Cụ thể: yếu tố bám dính chiếm 93,33% so với 33,33%; khả năng dung huyết chiếm 53,33%-25,92%; độc tố chịu nhiệt ST là 90% so với 14,81%; độc tố không chịu nhiệt LT 90,0%-11,11%; đồng thời cả 2 loại ST+LT là 73,33%-1,40%; độc lực mạnh 90,0%-0% (Trương Quang, 2005) [27].

Bệnh tiêu chảy hay xảy ra ở các đàn lợn mẹ đẻ lần đầu, lợn mẹ khi chửa không được chăm sóc đầy đủ, chuồng trại chăm sóc nuôi dưỡng mất vệ sinh, vi khuẩn E.coli luôn tồn tại trong môi sinh. Vi khuẩn E.coli có sẵn trong ruột hoặc cảm nhiễm từ ngoài vào gặp điều kiện thích hợp tiếp nhận được các yếu tố gây bệnh trở thành gây bệnh (Lê Văn Tạo, 2006) [38].

Trong trường hợp bệnh lý, số loại vi khuẩn trung bình tăng không đáng kể, số vi khuẩn trên 1g phân tăng khoảng 2 lần ở lợn con tiêu chảy so với lợn con bình thường. Loạn khuẩn trong tiêu chảy chủ yếu liên quan đến sự tăng số lượng đột ngột của 3 loại vi khuẩn chủ yếu E.coli, Salmonella spp C.perfringins . Các

E.coli gây bệnh lợn con tiêu chảy chủ yếu mang kháng nguyên bám dính F4 (K88), độc tố đuờng ruột STa, STb và LT; các Salmonella gây tiêu chảy chủ yếu là S.cholerae suis sản sinh cả 2 loại độc tố đường ruột (thẩm xuất nhanh và thẩm xuất chậm); các C.perfringens gây bệnh chủ yếu sản sinh dạng dung huyết α và β, mang độc tố type D (Phạm Thế Sơn và cs, 2008) [30].

Tỷ lệ phân lập vi khuẩn C.perfringens ở niêm mạc và chất chứa ruột già chiếm 84,62%, ruột non với 46,15%, gan là 38,46%. Tỷ lệ phân lập thấp nhất ở thận là 7,69%; hạch màng treo ruột, lách, máu tim đều phân lập được với những tỷ lệ nhất định (Nguyễn Văn Sửu và cs, 2008) [33].

Tỷ lệ phân lập C.perfringens trung bình tại 3 tỉnh là 40,7%, trong đó cao nhất tại Bình Thuận (44,4%), Ninh Thuận (43,6%); và Khánh Hoà (32%). Tỷ lệ phân lập ở mẫu phân bình thường (25,8%) thấp hơn nhiều so với mẫu phân tiêu chảy (51,5%), ở mẫu bệnh phẩm khoẻ (28%) thấp hơn mắc bệnh (50%). Tỷ lệ phân lập ở nhóm dưới 3 tháng là cao nhất (45,61%) (Lê Lập và cs (2009) [14].

23

Kết quả định type bằng PCR cho thấy: C.perfringens phân lập từ phân bò bị tiêu chảy thuộc type A chiếm tỷ lệ 48,1%; type D chiếm tỷ lệ 51,9%.

C.perfringens phân lập từ phân lợn bị tiêu chảy đều thuộc type A, mang gen độc tố ruột chiếm tỷ lệ 37,8%; độc tố beta2 chiếm tỷ lệ 18,9% (Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs, 2009) [15].

Sử dụng môi trường TSC, đã giám định được vi khuẩn C.perfringens

từ mẫu phân lập. Đã xác định được 7/8 chủng cho kết quả dương tính trong môi trường này. Dùng phản ứng PCR để giám định, xác định các gen mã hoá một số yếu tố độc lực thông thường của C.perfringens đã được thiết lập, chuẩn hoá, đảm bảo các yêu cầu về độ nhạy, độ đặc hiệu và tính chính xác cao. PCR đã xác định đuợc 6/7 mẫu dương tính với C.perfringens, trong đó 5 mẫu thuộc về type A và một mẫu thuộc type D. Như vậy, đã sử dụng multiplex PCR để định type vi khuẩn và xác định được type A và D gây bệnh ở bê, nghé (Nguyễn Quang Tính và cs, 2009) [45].

Một phần của tài liệu xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli và clostridium perfringens gây tiêu chảy ở dê nuôi tại thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)