Vai trò và vị trí của ngành thủy sản huyện Kiến Thụy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90CV trở lên tại huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 25 - 26)

- Theo thống kê của thành phố Hải Phòng bình quân giai đoạn 2005-2012: Thủy sản đóng góp vào nguồn thực phẩm chung khoảng 40% tổng sản lượng thực phẩm toàn thành phố Hải Phòng. Năm 2012, bình quân mỗi người tiêu thụ thủy sản khoảng 34,52 kg/người/năm chiếm 38,96% tổng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người toàn thành phố. Khác với một số thực phẩm cung cấp chất đạm khác, lượng Calo cung cấp từ thực phẩm thủy sản cho năng lượng cần thiết của con người còn ở mức trung bình chiếm khoảng 12,74%. Trong khi đó đối với thực phẩm khác tỷ lệ này rất ít chiếm khoảng dưới 10%. Tuy nhiên do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, nguy cơ mất an toàn tiêu dùng thực phẩm từ động vật ngày một tăng lên, nên người tiêu dùng huyện Kiến Thụy nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung có xu hướng chuyển sang tiêu dùng hàng thủy sản. Bởi vậy nghề cá có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia.

- Huyện Kiến Thụy là một trong những địa phương có nghề cá phát triển của thành phố Hải Phòng. Toàn huyện có 252 tàu thuyền, chiếm 7,5% tàu thuyền của toàn thành phố. Năm 2014, ngành khai thác thủy sản góp phần giải quyết việc làm cho khoảng trên 1 nghìn lao động ở huyện Kiến Thụy. Nghề khai thác thủy sản chủ lực của huyện Kiến Thụy là nghề lưới rê tầng đáy. Nghề này đã góp phần rất lớn vào công tác xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng của nhiều ngư dân ở các địa phương ven biển.

- Năm 2014, giá trị sản xuất ngành khai thác thủy sản của huyện Kiến Thụy đạt 187,35 tỷ đồng; giảm 2,3% so với năm 2013. Giá trị sản xuất nuôi trồng và dịch vụ thủy sản đạt 227,93 tỷ đồng; tăng 15,9% so với năm 2013. Sản lượng khai thác thủy sản của huyện Kiến Thụy từ 6.795 tấn năm 2013, giảm xuống 6.350 tấn năm 2014. Sản lượng nuôi trồng và dịch vụ thủy sản từ 7.642 tấn năm 2013, tăng lên 9.087 tấn năm 2014 [16].

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đã tăng dần, hiện nay trên toàn huyện có gần 1.000 ha nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 493 ha nuôi nước lợ và trên 528 ha nuôi nước ngọt, sản lượng nuôi đạt gần 3.000 tấn. Các đối tượng nuôi cũng đã được phát triển đa dạng với nhiều loại con nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao như: tôm sú, cua...

- Biển nước ta nói chung và biển thành phố Hải Phòng nói riêng được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ của quốc gia. Là một trong những huyện giáp biển của thành phố Hải Phòng, vùng biển và ven biển thành phố Hải Phòng nói chung và huyện Kiến Thụy nói riêng không những có vị trí quan trọng về kinh tế mà còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược quân sự của nước ta. Để quản lý vùng biển rộng lớn, việc tăng cường khả năng hiện diện ngư dân trên biển là một nhu cầu thực tế khách quan và trở thành một trong những vấn đề có tầm chiến lược. Quốc gia biển thì phải có “công dân” biển và “biển bạc của ta phải do nhân dân ta làm chủ”. Với sự hiện diện thường xuyên của 252 tàu cá của huyện Kiến Thụy và khoảng một nghìn lao động khai thác thủy sản họ sẽ là lực lượng dân sự tham gia kiểm soát, giám sát các hoạt động trên biển góp phần gìn giữ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90CV trở lên tại huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)