3.2.4.1. Trang bị vỏ tàu
a. Hình dáng và kết cấu vỏ tàu
Hình 3.6. Đội tàu lưới rê tầng đáy huyện Kiến Thụy
Kết quả điều tra cho thấy: Tất cả các tàu thuyền nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên huyện Kiến Thụy đều đóng bằng gỗ. Sử dụng chủ yếu mẫu dân gian, được đóng theo kinh nghiệm của ngư dân. Hình dáng và cấu trúc của tàu thuyền nghề lưới rê tầng đáy là giống nhau, thường bố trí cabin ở phía sau, boong khai thác ở phía trước, hầm máy được bố trí dưới cabin và hầm cá nằm dưới boong khai thác.
Ưu điểm của mẫu dân gian là được đúc kết theo kinh nghiệm qua nhiều năm, phù hợp với điều kiện sóng gió của ngư trường, độ sâu luồng lạch ở cảng, bến nơi tàu thuyền ra vào.
b. Kích thước vỏ tàu
Từ bảng (3.1) phụ lục 3 nhận thấy:
Kích thước vỏ tàu nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên huyện Kiến Thụy phụ thuộc vào công suất máy chính. Chiều dài vỏ tàu Lmax = 14,5 ÷ 21,8 m với trọng tải từ 12 ÷ 20 tấn. Kích thước vỏ tàu và trọng tải lớn sẽ tăng khả năng chứa sản phẩm khai thác, lương thực, thực phẩm, tăng không gian sinh hoạt,... dẫn đến tăng số ngày hoạt động khai thác, từ đó sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế.
Từ bảng (3.1) phụ lục 3 có thể xây dựng được biểu đồ quan hệ giữa chiều dài vỏ tàu với công suất máy chính theo nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên được thể hiện tại đồ thị (3.1).
Đồ thị 3.1. Quan hệ kích thước vỏ tàu với công suất nghề LRTĐ của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên huyện Kiến Thụy
Từ đồ thị (3.1), nhận thấy:
- Nhìn chung kích thước vỏ tàu và công suất máy chính tương quan với nhau. Kích thước vỏ tàu lớn lắp máy công suất lớn và ngược lại kích thước vỏ tàu nhỏ lắp máy công suất nhỏ.
- Một số tàu không có sự tương đồng giữa kích thước vỏ tàu và công suất máy chính. Cụ thể như:
+ Tàu có kích thước lớn nhưng được lắp máy có công suất nhỏ. Chẳng hạn chiều dài vỏ tàu từ 17,9m trở lên, nhưng lắp công suất nhỏ hơn 180cv; loại tàu này chiếm 2,7%. Nguyên nhân là do, khi đóng mới tàu thuyền một số ngư dân chưa đủ khả năng về kinh tế để thay luôn máy tàu. Họ sử dụng máy tàu cũ công suất nhỏ lắp vào vỏ tàu mới để giảm chi phí đầu tư.
+ Tàu có kích thước nhỏ nhưng được lắp máy có công suất lớn. Chẳng hạn chiều dài vỏ tàu là 17,6m, nhưng lắp máy công suất 720 cv. Do thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ, nên một số ngư dân không đủ khả năng kinh tế để thay cùng lúc cả vỏ và máy. Vì vậy họ sử dụng vỏ tàu cũ lắp máy công suất lớn.
3.2.4.2. Máy chính a. Hiệu máy chính a. Hiệu máy chính
Máy chính chủ yếu được sử dụng trên các tàu nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90 cv trở lên tại huyện Kiến Thụy gồm các nhãn hiệu: Mitsubishi, Yanmar, Cummins, Hino, Kommitsu. Kết quả khảo sát 37 mẫu cho tỷ lệ sử dụng các loại máy được thể hiện tại bảng (3.7).
Bảng 3.7. Máy chính nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên huyện Kiến Thụy (ĐVT: cái)
Hiệu máy Mitsubishi Yanmar Cummins Hino Kommitsu Khác
Số lượng 14 12 5 2 2 2
Tỷ lệ (%) 37,8 32,4 13,6 5,4 5,4 5,4 Từ bảng (3.7), nhận thấy:
- Hiệu máy chính được sử dụng chủ yếu là: MITSUBISHI và YANMAR. Máy MITSUBISHI chiếm tỷ lệ 37,8%, máy YANMAR chiếm 32,4%.
- Máy chính tàu nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90 cv trở lên tại huyện Kiến Thụy do nhiều hãng của các nước Nhật, Mỹ sản xuất. Nhưng chủ yếu vẫn là máy của Nhật.
b. Chất lượng và giá thành máy chính
- Kết quả khảo sát 37 tàu nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90 cv trở lên huyện Kiến Thụy cho thấy ngư dân sử dụng 100% máy cũ đã qua sử dụng. Như vậy, việc ngư dân sử dụng máy cũ trên các tàu lưới rê tầng đáy, có ưu điểm là giảm được chi phí đầu tư ban đầu nhưng khi sử dụng sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn, từ đó dẫn đến làm tăng chi phí sản xuất, kéo theo làm giảm doanh thu và thu nhập.
- Qua kết quả điều tra cho thấy giá thành của máy chính phụ thuộc vào công suất và hãng sản xuất.
3.2.4.3. Máy phụ
Chức năng của máy phụ là để trích lực cho máy tời làm việc và phát điện cho nguồn sáng trên tàu. Máy phụ gồm các hãng sản xuất: Shangchai, Namninh của Trung Quốc sản xuất. Thực trạng sử dụng máy phụ trang bị trên tàu nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90 cv trở lên tại huyện Kiến Thụy được thể hiện ở bảng (3.8).
Bảng 3.8. Tình hình trang bị máy phụ trên tàu
TT Hãng sản xuất Nước sản xuất Số lượng (Tàu) Giá mua máy mới 1 Shangchai Trung Quốc 58 12 triệu đồng 2 Namninh Trung Quốc 16 15 triệu đồng
Tổng 74
Nhận xét:
- Máy phụ chủ yếu là máy của các hãng Shangchai, Namninh do Trung Quốc sản xuất. Công suất máy phụ từ 15CV đến 20CV.
- Hiện nay đối với nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90 cv trở lên tại huyện Kiến Thụy, các tàu đều trang bị 2 máy phụ. Ưu điểm là có thể thay đổi làm việc mỗi khi gặp sự cố trong quá trình sản xuất.
3.2.4.4. Thực trạng trang thiết bị phục vụ khai thác
Qua kết quả điều tra cho thấy trang thiết bị phục vụ khai thác trên tàu nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90 cv trở lên tại huyện Kiến Thụy gồm có máy tời cơ khí.
- Máy tời được sử dụng trong nghề lưới rê tầng đáy sử dụng loại tang ma sát, chiếm 100% tổng số tàu ở địa phương nghiên cứu.
- Máy tời do các thợ địa phương hoặc do các chủ tàu mua thiết bị, vật tư về tự gia công chế tạo nên chất lượng và thông số kỹ thuật không theo tiêu chuẩn định mức.
- Vị trí: Trục tải của máy tời được lắp đặt vuông góc với mặt cắt dọc giữa của tàu, hai tang ma sát nằm ở hai bên mạn trên mũi tàu.
* Ưu điểm:
- Trục tải lắp đặt như vậy, lực tác dụng dễ cân đối hai bên mạn. - Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng và sửa chữa.
- Giá thành rẻ, phù hợp với người sử dụng. * Nhược điểm:
- Gây tiếng ồn lớn trong quá trình làm việc. - Làm giảm tuổi thọ của dây cáp do ma sát.
- Máy tời làm việc không ổn định trong quá trình sử dụng.
Tóm lại: Việc trang bị đầy đủ máy tời để thu dây giềng phụ nhằm giảm bớt sức lao động, tăng năng suất khai thác và hiệu quả kinh tế. Đồng thời sẽ giảm được số lao động trên tàu, từ đó sẽ tăng thu nhập cho người lao động.
3.2.4.5. Trang thiết bị máy điện hàng hải
Trang thiết bị máy điện hàng hải trên tàu rất quan trọng phục vụ cho quá trình khai thác, bảo đảm an toàn hàng hải như xác định và lưu giữ vị trí tàu trong khai thác, trao đổi thông tin ngư trường, trao đổi buôn bán sản phẩm khai thác, dự báo thời tiết. Thống kê trang thiết bị máy điện hàng hải trên tàu nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90 cv trở lên tại huyện Kiến Thụy, thể hiện ở bảng (3.9), (3.10), (3.11) và (3.12).
Bảng 3.9. Tình hình trang bị máy định vị trên tàu
TT Hãng sản xuất Số lượng (chiếc) Tỷ lệ (%)
1 Furuno 29 78
2 Garmin 08 22
Bảng 3.10. Tình hình trang bị máy đàm thoại tầm gần trên tàu TT Hãng sản xuất Số lượng (chiếc) Tỷ lệ (%)
1 Galaxy 30 81
2 Sea Eagle 05 13,5
3 Super star 02 5,5
Tổng số tàu điều tra 37 100
Bảng 3.11. Tình hình trang bị máy đàm thoại tầm xa trên tàu TT Hãng sản xuất Số lượng (chiếc) Tỷ lệ (%)
1 Icom 718 13 35
2 Icom VX1700 08 21,6 3 Tàu không sử dụng máy 16 43,4 Tổng số tàu điều tra 37 100
Bảng 3.12. Tình hình trang bị máy radar hàng hải trên tàu TT Hãng sản xuất Số lượng (chiếc) Tỷ lệ (%)
1 Koden 2 5,4
2 Furuno 2 5,4
3 Tàu không sử dụng máy 33 89,2 Tổng số tàu điều tra 37 100 Từ bảng (3.9), (3.10), (3.11) và (3.12), nhận thấy:
- Các tàu lưới rê tầng đáy đều sử dụng đầy đủ máy định vị và máy đàm thoại tầm gần, chiếm tỷ lệ 100% tổng số tàu điều tra; có 21 tàu trang bị máy đàm thoại tầm xa, chiếm tỷ lệ 56,6% tổng số tàu điều tra; có 04 tàu trang bị máy radar hàng hải, chiếm tỷ lệ 10,8% tổng số tàu điều tra.
- Máy định vị trang bị trên tàu lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy chủ yếu là máy Furuno. Ưu điểm của loại máy này là có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, giá thành không quá cao. Nhược điểm là màn hình nhỏ, ít thuận tiện khi sử dụng. Việc trang bị máy định vị trên tàu lưới rê tầng đáy giúp thuyền trưởng có thể xác định tọa độ, tốc độ, hướng di chuyển của tàu, nhớ các điểm quan trọng trên ngư trường, lưu lại vết đã đi của tàu, lập được nhiều hành trình chuyến biển theo kế hoạch…từ đó giúp cho thuyền trưởng có kế hoạch đánh bắt hợp lý nhất nhằm tăng hiệu quả sản xuất.
- Máy đàm thoại tầm gần được sử dụng phổ biến trong nghề lưới rê tầng đáy chủ yếu là máy Galaxy. Ưu điểm của loại máy này là bền, ít xảy ra sự cố nhưng có nhược điểm là giá thành cao so với các loại máy khác. Máy Sea Eagle và máy Super star tuy giá thành thấp nhưng hay bị lỗi khi sử dụng. Việc trang bị máy đàm thoại tầm gần giúp thuyền trưởng, chủ tàu có thể trao đổi thông tin về ngư trường, giá cả thị trường, tình hình thời tiết, đặc biệt là có thể hỗ trợ nhau khắc phục những sự cố kỹ thuật trong quá trình sản xuất trên biển.
- Máy đàm thoại tầm xa trang bị trên tàu lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy chủ yếu là máy Icom 718 và Icom VX1700. Ưu điểm của hai loại máy này là công suất phát lớn, tầm hoạt động xa, chất lượng âm thanh tốt. Nhưng có nhược điểm là giá thành cao.
- Máy radar hàng hải được sử dụng phổ biến trong nghề lưới rê tầng đáy chủ yếu là máy Koden và Furuno. Việc trang bị máy radar hàng hải giúp thuyền trưởng có thể xác định vị trí tàu, điều động tàu tránh va an toàn, kiểm soát được ngư cụ trên biển, dẫn tàu đi trong luồng lạch hẹp, tầm nhìn xa bị hạn chế… việc này không những giúp các tàu an toàn hơn khi hoạt động trên biển mà còn tăng được hiệu quả sản xuất.
3.2.4.6. Trang thiết bị an toàn và phòng nạn
Trang thiết bị an toàn và phòng nạn trang bị trên tàu lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy, thể hiện tại bảng (3.13).
Bảng 3.13. Tình hình trang bị an toàn và phòng nạn trên tàu
TT Tên gọi Nước sản xuất Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Phao áo Việt Nam 1cái/người 100 2 Phao tròn Việt Nam 4÷8cái/tàu 100 3 Bơm cứu thủng Việt Nam 2cái/tàu 100 4 Bình cứu hỏa 2cái/tàu 100
Từ bảng (3.13), nhận thấy:
- Thiết bị an toàn và phòng nạn trang bị trên tàu lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy thực hiện đầy đủ theo quy định của Bộ Thủy Sản (nay là Bộ NN&PTNT) tại thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007.
- Thực tế điều tra cho thấy trang bị phòng nạn ngư dân trang bị chủ yếu là để đối phó với cơ quan chức năng. Đặc biệt khi thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường nhưng chưa được các chủ tàu quan tâm đến an toàn cho tàu thuyền và tính mạng con người trong quá trình sản xuất. Cụ thể như các bình cứu hỏa hầu như đã cũ, ít được kiểm tra thường xuyên nên sẽ không đáp ứng được yêu cầu khi có tai nạn xảy ra.
3.2.5. Thực trạng cấu trúc ngư cụ – Kỹ thuật khai thác 3.2.5.1. Thực trạng cấu trúc ngư cụ 3.2.5.1. Thực trạng cấu trúc ngư cụ
a. Cấu tạo ngư cụ
Vàng lưới rê đơn và lưới rê 3 lớp đều có dạng như một tường lưới dài, được cấu thành từ nhiều tấm lưới ghép lại với nhau. Ngoài ra còn có các trang thiết bị hỗ trợ khai thác và làm dấu hiệu như: phao tiêu, đèn cờ, dây ganh, dây giềng phụ.
Tùy thuộc vào khả năng đầu tư và thông số kỹ thuật tàu (công suất, trọng tải) mà số lượng tấm lưới nhiều hay ít. Số lượng tấm lưới của đội tàu lưới rê tầng đáy ở huyện Kiến Thụy được thể hiện ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. Số lượng tấm lưới của đội tàu lưới rê tầng đáy ở huyện Kiến Thụy Số lượng tấm lưới
Loại lưới
90 ÷< 250cv 250 ÷< 400cv ≥ 400cv
Lưới rê đơn 150 ÷ 200 200 ÷ 300 300 ÷ 400 Lưới rê 3 lớp 150 ÷ 200 200 ÷ 250 250 ÷ 350
Từ bảng 3.14, nhận thấy:
Khối tàu có công suất lớn trang bị số lượng tấm lưới nhiều hơn. Cụ thể, đối với vàng lưới rê đơn được ghép lại từ 150÷200 tấm lưới đối với nhóm tàu 90÷<250cv, từ 200÷300 tấm lưới đối với nhóm tàu từ 250÷<400cv, từ 300÷400 cheo lưới đối với nhóm tàu ≥400cv. Đối với vàng lưới rê 3 lớp được ghép lại từ 150÷200 tấm lưới đối với nhóm tàu 90÷<250cv, từ 200÷250 tấm lưới đối với nhóm tàu từ 250÷<400cv, từ 250÷350 tấm lưới đối với nhóm tàu ≥400cv. Việc trang bị số lượng tấm lưới nhiều hơn sẽ làm tăng năng suất khai thác, từ đó sẽ tăng hiệu quả sản xuất của đội tàu.
b. Cấu tạo 1 tấm lưới * Cấu tạo tấm lưới rê đơn.
- Áo lưới: Qua điều tra 37 mẫu lưới rê đơn cho thấy 100% áo lưới được làm từ vật liệu PA MONO; quy cách chỉ lưới từ Ø0,25 ÷ Ø0,35; kích thước mắt lưới 2a = 52 mm ÷ 56 mm.
- Giềng phao: Gồm 2 dây PP Ø8÷Ø10 ngược chiều xoắn (1 giềng băng, 1 giềng luồn), chiều dài giềng phao phụ thuộc vào chiều dài rút gọn của tấm lưới.
Hệ số rút gọn ở giềng phao là U = 0,40 ÷ 0,42.
- Giềng chì: Gồm 2 dây PP Ø4 ngược chiều xoắn (1 giềng băng, 1 giềng luồn), chiều dài giềng chì phụ thuộc vào chiều dài rút gọn của tấm lưới.
Hệ số rút gọn ở giềng chì là U = 0,40 ÷ 0,42.
- Phao: Làm từ vật liệu nhựa Plastic, phao có kích thước: 120mm x 25mm x 15mm, khoảng cách giữa hai phao là 450 mm, số lượng phao phụ thuộc vào chiều dài giềng phao.
- Chì: Mỗi viên nặng 15gam, khoảng cách giữa hai viên chì là 150mm. Số lượng chì phụ thuộc vào chiều dài giềng chì.
* Cấu tạo tấm lưới rê 3 lớp.
- Áo lưới: Gồm có 3 tấm:
+ Áo lưới lớp giữa: Số lượng có 1 tấm, được làm từ vật liệu PA MONO; quy cách chỉ lưới từ Ø0,25 ÷ Ø0,28; kích thước mắt lưới 2a = 70 mm ÷ 75 mm. Hệ số rút gọn giềng phao lớp giữa Ug = 0,33.
+ Áo lưới lớp ngoài: Số lượng gồm 2 tấm, được làm từ vật liệu PA MONO; quy cách chỉ lưới từ Ø0,5 ÷ Ø0,6 ; kích thước mắt lưới 2a = 380 mm ÷ 420 mm. Hệ số rút gọn giềng phao lớp ngoài Ung = 0,55.
- Lưới chao chì: Được làm từ vật liệu PE, quy cách chỉ lưới 380D/3x3, kích thước mắt lưới 2a = 70mm ÷ 75 mm.
- Giềng phao: Gồm 2 dây PP Ø8 ngược chiều xoắn (1 giềng băng, 1 giềng luồn), chiều dài giềng phao phụ thuộc vào chiều dài rút gọn của tấm lưới.
- Giềng chì: Gồm 2 dây PP Ø4 ngược chiều xoắn (1 giềng băng, 1 giềng luồn),