Nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy đạt được một số hiệu quả về xã hội như sau:
- Nghề lưới rê tầng đáy đã tăng thêm việc làm ổn định cuộc sống người lao động. Với 37 tàu thường xuyên bám biển đã thu hút được khoảng 388 thuyền viên. Bên cạnh đó, có hàng trăm lao động phụ khác gồm cả nam và nữa làm công việc trên bờ như đan và sửa chữa lưới…mỗi ngày thu nhập hơn 200 ngàn đồng. Nghề lưới rê tầng đáy còn cung cấp cá tạp làm thức ăn cho các nghề nuôi trồng thủy sản ở địa phương, tạo việc làm cho phụ nữ, người già không đi biển được. Nghề khai thác thủy sản ở địa phương đã đem lại các dịch vụ hậu cần khác như cung cấp nhiên liệu, nước đá, lương thực thực phẩm…Do nghề lưới rê tầng đáy huyện Kiến Thụy sản xuất ổn định, người lao động ở đây cũng có việc làm thường xuyên nên đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho địa phương.
- Nghề lưới rê tầng đáy huyện Kiến Thụy đã góp phần xóa đói giảm nghèo. Nghề lưới rê là nghề khai thác tiên tiến, luôn cho sản lượng ổn định và sản phẩm có tỉ trọng xuất khẩu cao, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản thành phố Hải Phòng. Từ đó đã góp phần nâng cao đời sống thuyền viên và toàn bộ nhân dân trong huyện.
Ngoài ra, nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy đã bổ sung 37 “cột mốc sống” có mặt trên biển Đông và khoảng hơn 400 lao động trên tàu, họ sẽ là lực lượng dân sự tham gia kiểm soát, giám sát các hoạt động trên biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc.
Bảng 3.23. Hiệu quả xã hội nghề lưới rê tầng đáy huyện Kiến Thụy Nhóm công suất (cv) TT Danh mục Đơn vị tính
90÷<250 250÷<400 ≥ 400
1
Lương thuyền viên làm nghề lưới rê tầng đáy huyện Kiến Thụy
2
Số người ăn theo bình quân mà thuyền viên phải nuôi trong gia đình
(Vợ, con, Bố, mẹ)
Người 4 4 4
3 Thu nhập trung bình Đồng/người/tháng 1.575.000 1.615.000 1.650.000 4 Mức chuẩn nghèo Đồng/người/tháng 400.000 400.000 400.000 5 So sánh (4) và (3) Lần 3.9 4 4.1
Từ bảng (3.23) nhận thấy:
- Nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy đã làm cho người lao động có thu nhập cao (6.3 triệu đồng/tháng đối với nhóm tàu 90÷<250cv; 6.46 triệu đồng/tháng đối với nhóm tàu 250÷<400cv và 6.6 triệu đồng/tháng đối với nhóm tàu ≥ 400cv).
- Nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở đây nhờ có thu nhập của thuyền viên cao. So với chuẩn nghèo Việt Nam giai đoạn hiện tại là dưới 400.000 đồng/người/tháng thì nghề lưới rê tầng đáy ở Huyện Kiến Thụy đã tăng mức thu nhập của người dân lên gấp 3.9 đến 4.1 lần mức chuẩn nghèo.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Ngư trường khai thác của đội tàu nghề lưới rê tầng đáy công suất từ 90 cv trở lên ở huyện Kiến Thụy khá rộng, với 6 ngư trường khai thác chính trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Vào mùa chính, sử dụng lưới rê 3 lớp đánh bắt từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, đối tượng đánh bắt chính là mực nang và các loại cá đáy. Vào mùa phụ, sử dụng lưới rê đơn đánh bắt từ tháng 3 đến tháng 7, đối tượng khai thác chính là cá hồng và các loại cá đáy khác.
- Đội tàu lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy có 37 chiếc, có công suất máy chính từ 100cv đến 720cv tập trung chủ yếu vào nhóm công suất 90÷<250cv với 19 chiếc (chiếm 51,4%) và nhóm công suất 250÷<400cv với 14 chiếc (chiếm 37,8%). Số tàu có công suất máy lớn hơn 400cv chỉ có 04 chiếc. Chiều dài vỏ tàu từ 14,5m đến 21,8 m với tải trọng từ 12 ÷ 20 tấn.
- Máy chính của đội tàu lưới rê tầng đáy huyện Kiến Thụy do nhiều hãng của các nước Nhật, Mỹ sản xuất. Nhưng chủ yếu vẫn là máy của Nhật. Ngư dân hầu như sử dụng máy cũ đã qua sử dụng, chất lượng còn khoảng 70 ÷ 80% nên rất hạn chế khi hoạt động trên biển.
- Trên tàu lưới rê tầng đáy trang bị máy tời cơ khí sử dụng loại tang ma sát, chiếm 100% tổng số tàu ở địa phương nghiên cứu.
- Máy điện hàng hải, thiết bị an toàn và phòng nạn trên tàu lưới rê tầng đáy huyện Kiến Thụy được trang bị khá đầy đủ, đảm bảo các điều kiện cho hoạt động đánh bắt thủy sản như la bàn, máy đàm thoại, định vị, radar…
- Chiều dài của vàng lưới rê đơn và vàng lưới rê 3 lớp có xu hướng tăng dần theo nhóm công suất tàu. Vàng lưới rê đơn được ghép lại từ 150 ÷ 400 tấm lưới, đạt chiều dài từ 7500 m ÷ 20000 m. Còn vàng lưới rê 3 lớp được ghép lại từ 150÷350 tấm lưới, đạt chiều dài từ 7200m ÷ 16800m. Áo lưới lớp giữa của lưới rê 3 lớp tầng đáy có kích thước mắt lưới 2a = 70 mm ÷ 75 mm; áo lưới lớp ngoài có kích thước mắt lưới 2a = 380 mm ÷ 420 mm. Áo lưới của lưới rê đơn tầng đáy có kích thước mắt lưới từ 52 ÷ 56 mm.
- Các tàu lưới rê tầng đáy huyện Kiến Thụy đã hình thành phương thức tổ chức sản xuất theo tổ đoàn kết để liên kết trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động khai thác trên biển. Tuy nhiên, phương thức tổ chức còn lỏng lẻo, chưa rõ ràng, chưa theo nguyên tắc bền chặt, lâu dài.
- Sản phẩm khai thác của các tàu lưới rê tầng đáy huyện Kiến Thụy chủ yếu bảo quản bằng nước đá.
- Lưới rê tầng đáy huyện Kiến Thụy đánh bắt một số loài có kích thước nhỏ hơn so với quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kết quả khảo sát 1 chuyến biển, đối với lưới rê 3 lớp tầng đáy có gần 50,7% tổng số cá Lượng và hơn 75% tổng số cá mối đánh bắt được có kích thước nhỏ hơn kích thước khai thác cho phép. Đối với lưới rê đơn tầng đáy có hơn 69,4% tổng số cá hồng; 50,7% tổng số cá Lượng; hơn 88,1% tổng số cá Mối đánh bắt được có kích thước nhỏ hơn kích thước khai thác cho phép.
- Năng suất khai thác trung bình của lưới rê 3 lớp tầng đáy ở huyện Kiến Thụy là 640,56 kg/ngày và có xu hướng giảm theo sự tăng công suất máy tàu. Năng suất khai thác trung bình của lưới rê đơn tầng đáy ở huyện Kiến Thụy là 818,48 kg/ngày và có xu hướng tăng theo sự tăng công suất máy tàu.
- Tổng doanh thu trung bình của đội tàu là 2.145,45 triệu đồng/tàu/năm và có xu hướng tăng dần theo sự tăng công suất máy tàu.
- Tổng chi phí trung bình của đội tàu lưới rê tầng đáy là 1.872,6 triệu đồng/tàu/năm và cũng có xu hướng tăng dần theo sự tăng công suất máy tàu.
- Thu nhập trung bình của đội tàu là 1.107,95 triệu đồng/tàu/năm và có xu hướng tăng dần theo sự tăng công suất máy tàu.
- Lợi nhuận trung bình của đội tàu lưới rê tầng đáy là 272,85 triệu đồng/tàu/năm, tương ứng khoảng 13% tổng doanh thu. Lợi nhuận cao nhất ở đội tàu công suất ≥400cv đạt 258,90 triệu đồng/tàu/năm.
- Năng suất lao động trung bình theo sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê tầng đáy ở huyện Kiến Thụy là 5,07 tấn/người/năm và có xu hướng tăng dần theo sự tăng công suất máy tàu.
- Năng suất lao động trung bình theo giá trị sản phẩm của đội tàu lưới rê tầng đáy ở huyện Kiến Thụy là 64,32 triệu đồng/người/năm. Năng suất này có xu hướng tăng dần theo sự tăng công suất máy tàu.
- Doanh lợi theo chi phí của nghề lưới rê tầng đáy trung bình là 14,59% và xu hướng tăng giảm giữa các nhóm công suất không rõ ràng.
- Doanh lợi theo vốn đầu tư trung bình là 16,29%, có xu hướng giảm dần ở những tàu có công suất lớn hơn.
- Doanh lợi theo doanh thu trung bình là 12,73%, có xu hướng tăng giảm giữa các nhóm công suất không rõ ràng.
- Nghề lưới rê tầng đáy đã tăng thêm việc làm ổn định cuộc sống người lao động. Với 37 tàu thường xuyên bám biển đã thu hút được khoảng 388 thuyền viên đồng thời giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động ăn theo. Đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở đây nhờ có thu nhập của thuyền viên cao. So với chuẩn nghèo Việt Nam giai đoạn hiện tại thì nghề lưới rê tầng đáy ở Huyện Kiến Thụy đã tăng mức thu nhập của người dân lên gấp 3.9 đến 4.1 lần mức chuẩn nghèo.
2. Khuyến nghị
- Chính quyền địa phương hai xã: Đại Hợp và Đoàn Xá; phòng Nông Nghiệp huyện Kiến Thụy cần tổ chức tuyên truyền các quy định của Pháp luật về lĩnh vực thủy sản; kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn khai thác đối tượng có kích cỡ nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác.
- Cần nghiên cứu xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất cho nghề lưới rê tầng đáy nhằm tăng hiệu quả sản xuất và an toàn hơn khi hoạt động trên biển.
- Tiếp tục nghiên cứu cải tiến ngư cụ, cải tiến kỹ thuật khai thác, công nghệ xử lý và bảo quản nghề lưới rê tầng đáy. Nghiên cứu trang bị máy thu lưới, hệ thống tự động hóa trong khai thác để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm bớt sức lao động con người và giảm thiểu tai nạn trong thao tác.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008 Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ - CP ngày 4 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; 2008.
2. Bộ Tài chính. Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; 2013.
3. Chính phủ. Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản; 2005.
4. Đặng Văn Cường. Quy hoạch phát triển khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025. Hải Phòng: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng; 2012.
5. Đỗ Hồng Hải, Bùi Hữu Kỷ. Thử nghiệm khai thác tôm bằng lưới rê 3 lớp. Hải Phòng: Viện Nghiên cứu Hải sản; 1987.
6. Vũ Duyên Hải. Đánh giá trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ. Hà Nội: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia; 2008.
7. Chu Đình Hiển. Giải pháp quản lý khai thác nghề lưới rê ở huyện đảo Cô Tô tỉnh Quảng Ninh. Nha Trang: Đại học Nha Trang; 2014.
8. Nguyễn Văn Kháng. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản. Hải Phòng: Viện Nghiên cứu Hải sản; 2011.
9. Lê Trung Kiên. Nghiên cứu nghề lưới rê đáy ở Đồ Sơn - Hải Phòng. Hải Phòng: Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Hải Phòng; 2005.
10. Nguyễn Long. Nghiên cứu khai thác mực nang bằng lưới rê 3 lớp. Hải Phòng: Viện Nghiên cứu Hải sản; 1987.
11. Nguyễn Long. Nghiên cứu sử dụng lưới rê 3 lớp khai thác một số loài cá biển kinh tế. Hải Phòng: Viện Nghiên cứu Hải sản; 1992.
12. Đào Mạnh Sơn. Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ nghề cá xa bờ Việt Nam. Hải Phòng: Viện Nghiên cứu Hải sản; 2003.
13. Nguyễn Việt Thắng. Bách khoa thủy sản. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp; 2007. 14. Nguyễn Phi Toàn. Nghiên cứu cải tiến, ứng dụng nghề lưới rê hỗn hợp khai thác
một số đối tượng có giá trị kinh tế cao (cá thu, ngừ, chim, hồng, dưa, song,…) ở vùng biển xa bờ. Hải Phòng: Viện Nghiên cứu Hải sản; 2009.
15. Nguyễn Văn Trung. Những căn cứ khoa học nhằm khai thác hợp lý bền vững đa dạng sinh thái hải sản, thuỷ sản vùng Quảng Ninh; nghiên cứu thực tiễn và đề ra các giải pháp hợp lý trong khai thác hải sản phục vụ phát triển bền vững và có hiệu quả cao. Quảng Ninh: Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh; 2003.
16. Ủy Ban Nhân dân huyện Kiến Thụy. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh; 2014.
Tiếng Anh:
17. AL Fridman. Calculations for fishing gear designs, FAO: Read Books; 1986.
18. D Jude, N Neethiselvan, P Gopalakrishnan, G Sugumar. Gill net selectivity studies for fishing frigate tuna (Auxis thazard) in Thoothukkudi water southeast coast of India. Indian journal of Marine Siences; 2002.
19. T Matsuoka, H Nagaleta & S Yasuda. Selectivity fishing gear testing and techical fishing in fishery gillnet on seabass (Lates calcarifer).University of Kagoshima;1990.
PHỤ LỤC
Phụ lục Nội dung Số trang
1 Hình ảnh tàu thuyền và trang thiết bị 2
2 Hình vẽ ngư cụ 2
3 Biểu bảng 1
4 Mẫu phiếu điều tra 6
Phụ lục 1. HÌNH ẢNH TÀU THUYỀN VÀ TRANG THIẾT BỊ
Hình 1.2. Máy chính
Phụ lục 2. HÌNH VẼ NGƯ CỤ LƯỚI RÊ 3 LỚP Tầng đáy Mực nang TÀU THUYỀN Lmax: 17,5 m CS:250 cv ĐỊA ĐIỂM Kiến Thụy Hải Phòng 70 70 mm PA MONO ø 0,28 70 2.078 2 x 48,00 PP ø8 (Z+S) 2.078 2 x 53,82 PP ø4 (Z+S) U = 0,33 U = 0,37 2, 00 P P ø 4 (Z + S ) 2, 00 P P ø 4 (Z + S ) U = 0,55 6 6 218 218 400 mm PA MONO ø 0,5 U = 0,55 U = 0,55 6 6 218 218 400 mm PA MONO ø 0,5 U = 0,55 3 2.078 2.078 PE 380D/3x3 3 70 mm x 25 160 315 Pb 30g 90PL 100x20x15 560 198 273 Pb 30g 700 69PL 120x25x15
LƯỚI RÊ ĐƠN Tầng đáy Cá hồng TÀU THUYỀN Lmax: 15 m CS:100cv ĐỊA ĐIỂM Kiến Thụy Hải Phòng 100 52mm PA MONO ø0,35 100 2.2894 2 x 50,00 PP ø10(Z+S) 2.2894 2 x 50,00 PP ø4(Z+S) U = 0,42 U = 0,42 4 ,8 0 P P ø 6 ( Z + S ) 4 ,8 0 P P ø 6 ( Z + S ) 150 333 Pb 15g CEM 1.500g x 15 450 111 PL 120x25x15
Phụ lục 3. BIỂU BẢNG
Bảng 3.1. Phân loại tàu lưới rê tầng đáy theo nhóm công suất và nhóm chiều dài
TT Công suất Chiều dài 90 ÷< 250cv 250 ÷<400cv ≥ 400cv Tổng cộng 1 < 16m 8 1 0 9 2 16 ÷< 20m 11 10 1 22 3 ≥ 20m 0 3 3 6 Tổng cộng 19 14 4 37
Bảng 3.2. Tỷ lệ theo kích cỡ của đối tượng khai thác nghề lưới rê tầng đáy Lưới rê 3 lớp tầng đáy
Tỷ lệ % theo kích cỡ Kích cỡ chiều
dài cá (mm) Mực nang Cá lượng Cá mối
100 160 45,2 50,7 38,6 160 170 31,8 30,4 36,8 170 220 23 18,9 24,6
Tổng 100 100 100
Lưới rê đơn tầng đáy
Tỷ lệ % theo kích cỡ Kích cỡ chiều
dài cá (mm) Cá hồng Cá lượng Cá mối
100 150 27,1 50,7 53,8 150 180 42,3 30,6 34,3 180 280 30,6 18,7 11,9
Phụ lục 4. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
Ngày.../.../20... ; Số ĐK tàu:...; Tên người được PV: ... Địa chỉ: Xã ...Huyện ...Tỉnh...
A. THỰC TRẠNG KHAI THÁC (RÊ ĐƠN ; RÊ 3 LỚP )
1. TÀU THUYỀN VÀ TRANG THIẾT BỊ Tên gọi Thông số
cơ bản Số lượng Năm mua Giá lúc mua (tr.đ) Chất lượng