Đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90CV trở lên tại huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 32)

Những năm gần đây các nhà nghiên cứu về nghề cá đã tập trung vào lĩnh vực hiệu quả khai thác thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nhằm đưa nghề khai thác thủy sản phát triển bền vững.

Các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã đưa ra được phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, khai thác và bảo vệ nguồn lợi của nghề lưới rê. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi sâu về ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất của nghề lưới rê tầng đáy huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng là hết sức cần thiết. Từ những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ở trên cho thấy đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng” là đề tài mới, chưa có tác giả nào nghiên cứu và công bố trước đây.

Từ kết quả nghiên cứu tổng quan trong nước và ngoài nước của các tác giả đi trước, tôi sẽ thừa kế một số kết quả để vận dụng vào luận văn của mình như sau:

- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là dựa trên số liệu thực trạng nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở địa phương nghiên cứu. Thông qua số liệu thực trạng để đánh giá hiệu quả sản xuất của nghề lưới rê tầng đáy.

- Phương pháp thu thập số liệu của tác giả đều dựa vào kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp trên tàu; phỏng vấn chủ tàu hoặc thuyền trưởng dựa vào bảng câu hỏi in sẵn.

- Đánh giá hiệu quả sản xuất dựa vào các chỉ số: Tỷ lệ sản lượng theo đối tượng chủ yếu, năng suất khai thác trung bình, tổng doanh thu, tổng thu nhập, lợi nhuận và doanh lợi.

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu

2.1.1. Thực trạng ngư trường đánh bắt, đối tượng khai thác của nghề LRTĐ khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

- Thực trạng ngư trường đánh bắt của nghề lưới rê tầng đáy khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng;

- Thực trạng đối tượng khai thác của nghề lưới rê tầng đáy khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

2.1.2. Thực trạng khai thác nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

- Thực trạng tàu thuyền và trang thiết bị: số lượng tàu lưới rê tầng đáy phân theo nhóm công suất và địa phương, thực trạng vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị khai thác, trang thiết bị máy điện hàng hải, trang thiết bị an toàn và phòng nạn.

- Thực trạng ngư cụ và kỹ thuật khai thác: chiều dài vàng lưới, chiều cao vàng lưới, kích thước mắt lưới, vật liệu và độ thô chỉ lưới, trang bị phao chì, tổ chức kỹ thuật khai thác.

- Thực trạng tổ chức sản xuất: hình thức tổ chức sản xuất, biên chế lao động trên tàu, trình độ học vấn và tuổi đời của lực lượng lao động.

- Thực trạng bảo quản sản phẩm thủy sản: hình thức bảo quản sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm.

2.1.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng từ 90cv trở lên tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

- Đánh giá hiệu quả sản xuất về mặt khai thác: thành phần sản phẩm khai thác, kích cỡ một số đối tượng khai thác chính, năng suất khai thác.

- Đánh giá hiệu quả sản xuất về mặt kinh tế: Doanh thu, chi phí cố định, chi phí biến đổi, thu nhập, lợi nhuận, năng suất lao động, doanh lợi.

sản xuất trên biển và tham gia vào hoạt động nghề cá, thu nhập bình quân/năm của người lao động.

Kết luận và khuyến nghị.

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1.1. Điều tra số liệu thứ cấp

Điều tra, thu thập số liệu về cơ cấu đội tàu theo nhóm công suất, theo nghề nghiệp, sản lượng khai thác và tình hình kinh tế - xã hội nghề cá tại các cơ quan quản lý nghề cá của huyện Kiến Thụy và thành phố Hải Phòng.

2.2.1.2. Điều tra số liệu sơ cấp

Điều tra toàn bộ với 2 hình thức phỏng vấn và khảo sát trực tiếp phù hợp với từng nội dung nghiên cứu:

- Phỏng vấn trực tiếp các chủ tàu hoặc thuyền trưởng thu thập số liệu về: thông số kỹ thuật đội tàu, kết cấu ngư cụ, ngư trường đánh bắt, đối tượng khai thác, tổ chức sản xuất, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả sản xuất tại bến cá và tại gia đình.

- Điều tra, thu thập số liệu trên tàu sản xuất về: đối tượng khai thác; chiều dài kinh tế sản phẩm; thành phần loài.

2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Loại bỏ các thông tin không đáng tin cậy từ phiếu điều tra.

- Số liệu được tiến hành xử lý theo phần mềm Excel, autoCad 2010.

- Sử dụng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên theo phương pháp thống kê mô tả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng các chỉ số để phân tích hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90 cv trở lên tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng cũng như những tác động của từng yếu tố đến hiệu quả sản xuất.

2.2.2.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả khai thác

Các chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới rê tầng đáy là:

100 x G G C sp dt dt

Trong đó: Gdt: Sản lượng khai thác của đối tượng cụ thể (kg) Gsp: Tổng sản lượng khai thác được (kg)

- Kích thước đối tượng đánh bắt - Năng suất khai thác trung bình

Năng suất khai thác trung bình được xác định theo công thức:

n n i CPUEi CPUE    1

Trong đó: CPUE: là năng suất khai thác trung bình. n: là số mẫu thu thập.

CPUEi: là năng suất khai thác của tàu thứ i (mẫu thứ i).

2.2.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế của một nghề phụ thuộc nhiều yếu tố, đối với nghề lưới rê tầng đáy được đánh giá bởi các chỉ tiêu sau:

- Tổng doanh thu của tàu (DT):

Được xác định bằng doanh thu trung bình chuyến biển (DTcb) nhân với số chuyến biển (t) thực hiện trong năm.

DT= DTcb * t

Trong đó: DT: Doanh thu của một tàu trong một năm (triệu đồng). DTcb: Doanh thu trung bình của một chuyến biển (triệu đồng). t: Số chuyến biển thực hiện trong năm.

- Tổng thu nhập của tàu (TN):

Được xác định bằng tổng doanh thu (DT) trừ đi chi phí biến đổi CPbđ (không bao gồm chi phí lao động).

Trong đó: CPbđ: Chi phí biến đổi (gồm chi phí dầu nhớt, nước đá, lương thực thực phẩm, chi phí sửa chữa nhỏ, ra vào cảng).

DT: Tổng doanh thu của tàu (triệu đồng).

- Lợi nhuận (LN):

Được tính bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí cố định và chi phí lương lao động. LN = TN - CPcđ - CPlđ

Trong đó: CPcđ: chi phí cố định (gồm khấu hao phương tiện khai thác (vỏ tàu, máy chính, ngư cụ, trang thiết bị hàng hải…), lãi suất vốn vay, bảo hiểm, thuế và chi phí sửa chữa lớn) (triệu đồng).

CPlđ: chi phí lương lao động của tàu (triệu đồng). LN: Lợi nhuận của tàu (triệu đồng).

TN: Tổng thu nhập của tàu (triệu đồng).

- Năng suất lao động: Nlđ (tấn/người); N’lđ (đ/người)

N SL NlđN LN N'

Trong đó: SL: Sản lượng khai thác được (tấn). LN: Lợi nhuận thu được (triệu đồng).

N: Số lượng lao động trên tàu (người).

Nlđ: Năng suất lao động theo sản phẩm (tấn/người). N’lđ: Năng suất lao động theo giá trị sản phẩm (đ/người). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Doanh lợi (DL, %): C LN = DL1 V LN = DL2 DT LN = DL3

Trong đó: DL1: Doanh lợi 1 – Hiệu quả hoạt động theo chi phí sản xuất (%). DL2: Doanh lợi 2 – Hiệu quả hoạt động theo vốn đầu tư (%). DL3: Doanh lợi 3 – Hiệu quả hoạt động theo doanh thu (%). LN: Lợi nhuận thu được (triệu đồng).

C: Chi phí sản xuất (triệu đồng).

V: Vốn đầu tư (tàu thuyền, ngư cụ và thiết bị).

DT: Doanh thu (triệu đồng).

2.2.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội

Các chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả xã hội của nghề lưới rê tầng đáy như sau: - Số lượng lao động tham gia trực tiếp sản xuất trên biển và tham gia vào hoạt động nghề cá.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng ngư trường đánh bắt và đối tượng khai thác của nghề LRTĐ khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy

3.1.1. Đặc điểm ngư trường đánh bắt của nghề LRTĐ khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy

Qua điều tra cho thấy, các tàu thuyền khai thác nghề lưới rê tầng đáy công suất từ 90 cv trở lên ở huyện Kiến Thụy hoạt động khai thác chủ yếu trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Kết quả nghiên cứu về ngư trường đánh bắt của nghề lưới rê tầng đáy khối tàu có công suất từ 90 cv trở lên ở huyện Kiến Thụy được thể hiện tại bảng (3.1).

Bảng 3.1. Ngư trường đánh bắt của nghề LRTĐ khối tàu có công suất từ 90 cv trở lên

TT Ngư trường Tọa độ Mùa vụ khai thác

Độ sâu (m)

Đối tượng chính Mùa chính (Lưới rê 3 lớp)

1 Hải Phòng - Quảng Ninh 20027’N ÷ 20035’N 107035’E ÷ 107050‘E Tháng 8÷10 40 ÷ 60 Mực nang 2 Thanh Hóa - Nghệ An 19020’N ÷ 19050’N 107000’E ÷ 107035’E Tháng 8÷10 45 ÷ 60 Mực nang 3 Nghệ An - Quảng Bình 18000’N ÷ 18030’N 107000’E ÷ 107040‘E Tháng 10÷12 40 ÷ 60 Mực nang 4 Bạch Long Vĩ 20007’N ÷ 21020‘N 107020’E ÷ 108030‘E Tháng 12÷2 40 ÷ 65 Mực nang

Mùa phụ (Lưới rê đơn)

5 Thái Bình - Quảng Ninh 20040’N ÷ 20015’N 107030’E ÷ 106040’E Tháng 3÷5 25 ÷ 50 Cá Hồng 6 Thái Bình - Nghệ An 19030’N ÷ 20040’N 106010’E ÷ 107030’E Tháng 5÷7 30 ÷ 60 Cá Hồng Từ bảng (3.1), nhận thấy:

- Đội tàu nghề lưới rê tầng đáy công suất từ 90 cv trở lên ở huyện Kiến Thụy có ngư trường khai thác khá rộng, với 6 ngư trường khai thác chính trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

- Vào mùa chính, sử dụng lưới rê 3 lớp đánh bắt từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau (âm lịch), đối tượng đánh bắt chính là mực nang.

- Vào mùa phụ, sử dụng lưới rê đơn đánh bắt từ tháng 3 đến tháng 7 (âm lịch), đối tượng khai thác chính là cá hồng.

3.1.2. Đối tượng khai thác của nghề LRTĐ khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy huyện Kiến Thụy

Trong vịnh Bắc Bộ có khoảng gần 1.000 loài cá biển, nhưng số lượng cá thể mỗi loài ít. Trên 100 loài cá trong số trên là có giá trị kinh tế cao. Cá nổi và cá gần đáy chiếm ưu thế hơn cá đáy. Mùa hè có một số loài cá biển di cư vào vịnh (cá ngừ) và mùa Đông chúng di cư ra khỏi vịnh. Trữ lượng cá là 776.000 tấn, khả năng khai thác là 378.000 tấn/năm.

Vịnh Bắc Bộ cũng là nơi tập trung phân bố các loài mực, ở độ sâu trên 40 m nước. Các bãi mực tập trung ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá - Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Trữ lượng mực toàn vùng biển nước ta vào khoảng 67.000 tấn với khả năng cho phép khai thác là 26.760 tấn, trong đó vịnh Bắc Bộ có trữ lượng 13.500 tấn, với khả năng khai thác 1.900 tấn, mức khai thác hiện nay là 1.535 tấn.

Đặc điểm một số đối tượng khai thác của nghề lưới rê tầng đáy: * Mực nang vân hổ [13]

- Tên tiếng anh: Pharaoh cuttlefish - Tên khoa học: Sepia tigris (Sasaki)

- Đặc điểm hình thái: Thân có hình dạng bầu dục, có chiều dài gần gấp đôi chiều rộng, vây rộng bao quanh thân. Nơi

rộng nhất của vây bằng ¼ chiều rộng của Hình 3.1. Mực nang vân hổ

thân. Các tua miệng dài ngắn chênh lệch nhau không lớn. Đối với cá thể đực tua miệng thứ 4 bên trái là tua miệng sinh dục. Vỏ nang mực hình bầu dục, phần phía sau hình thành gai nhọn thô. Mặt lưng của thân có nhiều vân hình gợn sóng giống da hổ. Mặt bụng màu xám trắng. Cá thể lớn có thân dài 200÷300mm, cá thể nặng trung bình 1÷2kg. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Mực nang vân trắng [13]

- Tên tiếng anh: Broadclub Cutlefish - Tên khoa học: Sepia latimanus (Quoy & Gaimard, 1832)

- Đặc điểm hình thái: Kích thước và hình dạng ngoài rất giống mực nang vân hổ, nhưng vòng sừng của các giác bám gốc

xúc tay có nhiều răng sừng đầu không Hình 3.2. Mực nang vân trắng

nhọn. Mặt lưng của mực nang vân trắng có nhiều chấm vân màu trắng.

* Cá hồng đỏ [13]

- Tên tiếng anh: Blood snapper - Tên khoa học: Lutjanus sanguineus (Cuvier, 1828)

- Đặc điểm hình thái: Thân hình bầu dục dài, dẹp bên, viền lưng cong đều, viền

bụng từ ức đến hậu môn tương đối thẳng. Hình 3.3. Cá hồng đỏ

Đầu lớn, dẹp bên. Mép sau xương nắp mang trước hình răng cưa, phía trên góc lõm. Miệng rộng, chếch, hàm trước hơi dài hơn hàm trên. Trên mỗi hàm có một lá răng to khỏe ở phía ngoài và răng nhỏ mọc thành đai ở phía trong. Đoạn trước hàm trên mỗi bên có 2 răng nanh. Thân phủ vảy lược lớn. Phần tia mềm vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi phủ vảy ở gốc vây. Vây lưng dài, gai cứng nhỏ. Vây ngực lớn, mút cuối vây ngực vượt quá hậu môn. Vây đuôi rộng, mép sau lõm. Thân màu hồng.

* Cá lượng Nhật [13]

- Tên tiếng anh: Japenese threadfin bream

- Tên khoa học: Nemipterus japonicus (Bloch, 1791)

- Đặc điểm hình thái: Thân dài, dẹp bên. Chiều dài thân tiêu chuẩn bằng 2,7 - 3,5 lần chiều cao thân. Mõm dài, chiều dài mõm lớn hơn đường kính mắt. Hàm trên có 4 –

5 cặp răng nanh nhỏ, ở phía trước hàm. Lược mang có 14 – 17 chiếc. Đường bên hoàn toàn. Vây ngực rất dài, bằng khoảng 1,0 – 1,3 lần chiều dài đầu, đạt đến khởi điểm của vây hậu môn. Vây bụng dài, bằng 1,2 – 1,6 lần chiều dài

Hình 3.4. Cá lượng Nhật

đầu. Phần lưng màu hồng, phần bụng màu trắng bạc. Đỉnh đầu ngay phía sau mắt có một vết màu vàng. Bên thân có 11 – 12 dải màu vàng dọc thân từ sau đầu đến gốc vây đuôi. Có một chấm đỏ hình hạt đậu nằm ngay khởi điểm của đường bên. Vây lưng màu trắng, mép vây màu vàng, viền vây màu đỏ. Vây đuôi màu hồng, phần trên thùy trên và sợi kéo dài có màu vàng.

* Cá mối vạch [13]

- Tên tiếng anh: Spotted lizardfish - Tên khoa học: Saurida

undosquamis (Richwardson, 1848) - Đặc điểm hình thái: Thân dài, hình trụ, giữa thân hơi phình to. Đầu tương đối dài, hơi dẹp bằng. Chiều dài thân gấp 7,0

Hình 3.5. Cá mối vạch

– 7,9 lần chiều cao thân và gấp 3,6 – 4,7 lần chiều dài đầu. Mõm dài, tù. Mắt to, tròn, màng mỡ mắt rất phát triển, che kín toàn bộ mắt, trừ con ngơi. Khoảng cách hai mắt rất rộng, hơi lõm ở giữa. Miệng rất rộng, xiên, hai hàm dài bằng nhau. Răng nhọn, sắc, hơi cong, lớn nhỏ không đều nhau. Khe mang rất rộng, lược mang nhỏ, có mang giả.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90CV trở lên tại huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 32)