Lực lượng lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90CV trở lên tại huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 59 - 61)

a. Biên chế lao động trên tàu

Thực trạng biên chế lao động nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy được thể hiện ở bảng (3.15).

Bảng 3.15. Biên chế lao động nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy

Số người bố trí trên tàu theo nhóm công suất TT Chức danh trên tàu

90 ÷< 250cv 250 ÷< 400cv ≥ 400cv 1 Thuyền trưởng 1 1 1 2 Máy trưởng 1 1 1 3 Thuyền viên 8 ÷ 10 10 ÷ 12 10 ÷ 13 Tổng 10 ÷ 12 12 ÷ 14 12 ÷ 15 Từ bảng (3.15), nhận thấy:

- Biên chế lao động trên các tàu lưới rê tầng đáy không đồng nhất; phụ thuộc vào công suất tàu. Nhìn chung, công suất tàu lớn thì số lượng lao động trên tàu nhiều. Song cũng có trường hợp công suất tàu lớn nhưng biên chế lao động ít. Nguyên nhân một số tàu có công suất tàu lớn nhưng kích thước vỏ tàu nhỏ nên chở được ít người hơn. - Có đầy đủ biên chế với các chức danh thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên trên tàu đảm bảo theo yêu cầu tại nghị định của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản. Số lượng thuyền viên trên tàu đáp ứng yêu cầu và đảm bảo an toàn sản xuất trên biển.

b. Trình độ học vấn và tuổi đời của lực lượng lao động

Lao động nghề khai thác thủy sản trên biển có tính đặc thù về nghề nghiệp cao, đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nhất định, đáp ứng được yêu cầu tối thiểu có tính chất bắt buộc của nghề. Phải hạn chế được đến mức thấp nhất các loại tai nạn nghề nghiệp vì những rủi ro có thể xảy ra trên biển bất kỳ lúc nào, dù là chủ quan hay khách quan.

Chất lượng người lao động còn được thể hiện thông qua trình độ học vấn và tuổi đời. Kết quả khảo sát 37 tàu thuyền nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên được thống kê tại bảng (3.16).

Bảng 3.16. Trình độ học vấn và tuổi đời của thuyền viên trên tàu Trình độ học vấn Độ tuổi Đối tượng ĐVT Tổng Tiểu học THCS THPT <30 30÷40 >40 Người 37 12 23 2 3 14 20 Thuyền trưởng Tỷ lệ % 100 33 62 5 8 38 54 Người 388 260 117 11 89 183 116 Thuyền viên Tỷ lệ % 100 67 30 3 23 47 30 Từ bảng (3.16) thấy rằng:

- Lao động trên tàu nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy có trình độ học vấn thấp. Lao động có trình độ tiểu học và trung cơ sở chiếm tỷ lệ cao, cụ thể 67% thuyền viên có trình độ tiểu học và 62% thuyền trưởng có trình độ trung học cơ sở. Lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ rất thấp, 5% đối với thuyền trưởng và 3% đối với thuyền viên.

Đặc điểm này có những hạn chế sau:

+ Khả năng sử dụng máy móc hàng hải trên tàu còn nhiều hạn chế, phần lớn chỉ khai thác và sử dụng ở một số chức năng thông thường, được cài đặt sẵn của hãng cung cấp máy mà chưa khai thác hết hiệu quả của các thiết bị này để nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề.

+ Hạn chế khả năng tìm kiếm ngư trường mới để khai thác có hiệu quả.

+ Khó khăn trong việc áp dụng Pháp luật, nghị định, quy định của Nhà nước vào lĩnh vực hoạt động nghề cá.

- Về độ tuổi lao động của nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy:

+ Thuyền trưởng có độ tuổi chủ yếu trên 40 tuổi, chiếm 54%; thuyền viên trên tàu có độ tuổi chủ yếu từ 30 ÷ 40, chiếm 47%, lực lượng lao động này có thời gian đi biển trên 10 năm vừa có kinh nghiệm cao vừa có sức chịu đựng sóng gió đáp ứng được yêu cầu của nghề biển.

+ Lao động có độ tuổi dưới 30 là lực lượng khá trẻ, Thuyền trưởng chiếm tỷ lệ 8%, thuyền viên chiếm 23%, đây là lực lượng có tuổi nghề không cao nhưng có sức khỏe tốt, nhiệt tình với nghề nghiệp.

Bảng 3.17. Lao động trên tàu có chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ Thuyền trưởng Máy trưởng

TT

Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ %

1 37 100 37 100

Từ bảng (3.17) nhận thấy rằng:

Qua kết quả điều tra thì 100% thuyền trưởng và máy trưởng có chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ. Sở dĩ ngư dân có chứng chỉ thuyền trưởng máy trưởng đầy đủ như vậy là do tháng 7 năm 2014, chính phủ ban hành nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Muốn được hỗ trợ vay vốn để đóng tàu mới công suất lớn nên ngư dân đã đi học và được cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng đầy đủ. Nhưng qua thực tế điều tra cho thấy trình độ học vấn của người dân thấp sẽ dẫn đến có nhiều hạn chế trong việc tiếp cận phương tiện thiết bị phục vụ cho khai thác, hàng hải, học hỏi những kỹ thuật đánh bắt mới, chuyển giao công nghệ mới…Nên việc đào tạo mới chỉ dừng lại ở mặt thủ tục hành chính, nhiều người dân học lấy chứng chỉ để đối phó với cơ quan chức năng khi hoạt động trên biển và để được hỗ trợ vay vốn đóng tàu mới công suất lớn, số lao động có thể vận dụng những kiến thức được học áp dụng vào thực tiễn sản xuất là không nhiều.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90CV trở lên tại huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)