3.2.7.1. Hình thức tổ chức sản xuất
Qua kết quả điều tra cho thấy, nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy hiện nay 100% được tổ chức sản xuất theo tổ đoàn kết, hình thức tổ chức sản xuất tập thể. Hiện nay, cả huyện Kiến Thụy đã thành lập được 10 tổ đoàn kết sản xuất trên biển. Riêng nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên có 7 tổ đoàn kết, mỗi tổ đoàn kết gồm từ 4÷7 tàu.
* Ưu điểm:
- Tạo khả năng hợp tác cao trong tìm kiếm ngư trường mới, giúp đỡ về kinh nghiệm sản xuất.
- Hợp tác trong vận chuyển sản phẩm và cung cấp nhiên liệu, vật tư sản xuất và sinh hoạt.
- Hỗ trợ có hiệu quả đảm bảo an toàn trên biển trong công tác phòng, chống bão, sự cố, tai nạn, cứu hộ, cứu nạn.
- Góp phần đảm bảo trật tự an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, thực thi các quy định pháp luật của Nhà nước.
* Nhược điểm:
- Cần bộ phận quản lý, điều hành, tăng lao động gián tiếp.
- Đa số trong một tổ đoàn kết đều là những người anh em, cùng họ do đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng học hỏi kinh nghiệm giữa những chủ tàu thuyền trưởng làm ăn giỏi với những thuyền trưởng còn thiếu kinh nghiệm làm ăn ở các tổ đoàn kết khác nhau.
Nhận xét: Thực tế, các tàu tham gia tổ đoàn kết chủ yếu để trao đổi thông tin về ngư trường, cứu hộ, cứu nạn trên biển khi gặp sự cố, thông tin về giá cả,... Các tổ đoàn kết được hình thành dựa trên quan hệ anh em trong họ, bạn bè, gia đình, hàng xóm. Các thành viên trong tổ thường độc lập về kinh tế, chỉ có một số ít tổ có quan hệ về kinh tế nhưng cũng chưa thực sự rõ ràng và còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, qua thực tế điều tra đa số ngư dân cho rằng việc thành lập tổ đoàn kết sẽ giúp cho các tàu hoạt động hiệu quả và an toàn hơn khi hoạt động trên biển.
3.2.7.2. Lực lượng lao động
a. Biên chế lao động trên tàu
Thực trạng biên chế lao động nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy được thể hiện ở bảng (3.15).
Bảng 3.15. Biên chế lao động nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy
Số người bố trí trên tàu theo nhóm công suất TT Chức danh trên tàu
90 ÷< 250cv 250 ÷< 400cv ≥ 400cv 1 Thuyền trưởng 1 1 1 2 Máy trưởng 1 1 1 3 Thuyền viên 8 ÷ 10 10 ÷ 12 10 ÷ 13 Tổng 10 ÷ 12 12 ÷ 14 12 ÷ 15 Từ bảng (3.15), nhận thấy:
- Biên chế lao động trên các tàu lưới rê tầng đáy không đồng nhất; phụ thuộc vào công suất tàu. Nhìn chung, công suất tàu lớn thì số lượng lao động trên tàu nhiều. Song cũng có trường hợp công suất tàu lớn nhưng biên chế lao động ít. Nguyên nhân một số tàu có công suất tàu lớn nhưng kích thước vỏ tàu nhỏ nên chở được ít người hơn. - Có đầy đủ biên chế với các chức danh thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên trên tàu đảm bảo theo yêu cầu tại nghị định của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản. Số lượng thuyền viên trên tàu đáp ứng yêu cầu và đảm bảo an toàn sản xuất trên biển.
b. Trình độ học vấn và tuổi đời của lực lượng lao động
Lao động nghề khai thác thủy sản trên biển có tính đặc thù về nghề nghiệp cao, đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nhất định, đáp ứng được yêu cầu tối thiểu có tính chất bắt buộc của nghề. Phải hạn chế được đến mức thấp nhất các loại tai nạn nghề nghiệp vì những rủi ro có thể xảy ra trên biển bất kỳ lúc nào, dù là chủ quan hay khách quan.
Chất lượng người lao động còn được thể hiện thông qua trình độ học vấn và tuổi đời. Kết quả khảo sát 37 tàu thuyền nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên được thống kê tại bảng (3.16).
Bảng 3.16. Trình độ học vấn và tuổi đời của thuyền viên trên tàu Trình độ học vấn Độ tuổi Đối tượng ĐVT Tổng Tiểu học THCS THPT <30 30÷40 >40 Người 37 12 23 2 3 14 20 Thuyền trưởng Tỷ lệ % 100 33 62 5 8 38 54 Người 388 260 117 11 89 183 116 Thuyền viên Tỷ lệ % 100 67 30 3 23 47 30 Từ bảng (3.16) thấy rằng:
- Lao động trên tàu nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy có trình độ học vấn thấp. Lao động có trình độ tiểu học và trung cơ sở chiếm tỷ lệ cao, cụ thể 67% thuyền viên có trình độ tiểu học và 62% thuyền trưởng có trình độ trung học cơ sở. Lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ rất thấp, 5% đối với thuyền trưởng và 3% đối với thuyền viên.
Đặc điểm này có những hạn chế sau:
+ Khả năng sử dụng máy móc hàng hải trên tàu còn nhiều hạn chế, phần lớn chỉ khai thác và sử dụng ở một số chức năng thông thường, được cài đặt sẵn của hãng cung cấp máy mà chưa khai thác hết hiệu quả của các thiết bị này để nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề.
+ Hạn chế khả năng tìm kiếm ngư trường mới để khai thác có hiệu quả.
+ Khó khăn trong việc áp dụng Pháp luật, nghị định, quy định của Nhà nước vào lĩnh vực hoạt động nghề cá.
- Về độ tuổi lao động của nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy:
+ Thuyền trưởng có độ tuổi chủ yếu trên 40 tuổi, chiếm 54%; thuyền viên trên tàu có độ tuổi chủ yếu từ 30 ÷ 40, chiếm 47%, lực lượng lao động này có thời gian đi biển trên 10 năm vừa có kinh nghiệm cao vừa có sức chịu đựng sóng gió đáp ứng được yêu cầu của nghề biển.
+ Lao động có độ tuổi dưới 30 là lực lượng khá trẻ, Thuyền trưởng chiếm tỷ lệ 8%, thuyền viên chiếm 23%, đây là lực lượng có tuổi nghề không cao nhưng có sức khỏe tốt, nhiệt tình với nghề nghiệp.
Bảng 3.17. Lao động trên tàu có chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ Thuyền trưởng Máy trưởng
TT
Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ %
1 37 100 37 100
Từ bảng (3.17) nhận thấy rằng:
Qua kết quả điều tra thì 100% thuyền trưởng và máy trưởng có chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ. Sở dĩ ngư dân có chứng chỉ thuyền trưởng máy trưởng đầy đủ như vậy là do tháng 7 năm 2014, chính phủ ban hành nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Muốn được hỗ trợ vay vốn để đóng tàu mới công suất lớn nên ngư dân đã đi học và được cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng đầy đủ. Nhưng qua thực tế điều tra cho thấy trình độ học vấn của người dân thấp sẽ dẫn đến có nhiều hạn chế trong việc tiếp cận phương tiện thiết bị phục vụ cho khai thác, hàng hải, học hỏi những kỹ thuật đánh bắt mới, chuyển giao công nghệ mới…Nên việc đào tạo mới chỉ dừng lại ở mặt thủ tục hành chính, nhiều người dân học lấy chứng chỉ để đối phó với cơ quan chức năng khi hoạt động trên biển và để được hỗ trợ vay vốn đóng tàu mới công suất lớn, số lao động có thể vận dụng những kiến thức được học áp dụng vào thực tiễn sản xuất là không nhiều.
3.2.8. Hình thức bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch 3.2.8.1. Hình thức bảo quản sản phẩm 3.2.8.1. Hình thức bảo quản sản phẩm
Bảo quản sản phẩm trên tàu là công việc quan trọng giúp duy trì chất lượng sản phẩm tốt nhất, nó quyết định đến giá trị của sản phẩm và doanh thu của tàu. Nghề lưới
rê tầng đáy đánh bắt được nhiều đối tượng khai thác có giá trị kinh tế cao, mặt khác mỗi loài lại có hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau, bên cạnh đó do lưới rê tầng đáy đánh bắt theo con nước, thời gian đánh bắt khá dài (từ 7 đến 10 ngày) trên một chuyến biển vì vậy quy trình xử lý và bảo quản sản phẩm sau khai thác là hết sức quan trọng. Đối với nghề lưới rê 3 lớp và nghề lưới rê đơn của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy sử dụng 2 phương pháp bảo quản chính đó là: Phương pháp muối đá trực tiếp và phương pháp muối đá gián tiếp.
Quy trình bảo quản sản phẩm chung của 2 phương pháp trên theo trình tự các công đoạn như sau: Cá, mực sau khi đánh bắt lên Loại bỏ tạp chất Phân loại và rửa sạch bằng nước biển Muối đá bảo quản Chăm sóc và xử lý sự cố Bốc dỡ, vận chuyển.
Hình 3.9. Sơ đồ quy trình bảo quản thủy sản trên tàu lưới rê tầng đáy * Bảo quản bằng phương pháp muối đá trực tiếp:
Nước đá trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu để làm lạnh và bảo quản. Phương pháp này sử dụng dụng cụ bảo quản đáy có lỗ thoát nước, xếp xen kẽ lớp nước đá, lớp nguyên liệu với nhau. Đối với nghề lưới rê tầng đáy ở Kiến Thụy, phương pháp này
Cá, mực sau khi đánh bắt lên
Loại bỏ tạp chất
Phân loại và rửa sạch
Muối đá bảo quản
Chăm sóc và xử lý sự cố Bốc dỡ, vận chuyển Chế biến, tiêu thụ Đá Xay nhỏ Rửa, khử trùng dụng cụ
chủ yếu dùng để bảo quản cá là chính. Quy trình bảo quản sản phẩm bằng phương pháp muối đá trực tiếp trên tàu lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy như sau:
- Tiến hành loại bỏ tạp chất.
- Phân loại, sử dụng nước biển rửa sạch sản phẩm. - Rải lớp đá dày 4÷5cm vào khay nhựa.
- Xếp cá vào khay nhựa để bảo quản với tỷ lệ 1/1, nghĩa là cứ 1 lớp đá dày khoảng 4cm rồi đến 1 lớp cá, cho đến lớp trên cùng phủ 1 lớp đá dày 4÷5cm.
- Đưa sản phẩm xuống hầm bảo quản:
+ Rải lớp nước đá dày 10cm xuống đáy hầm.
+ Xếp khay nhựa xuống hầm bảo quản, khay lớp trên xoay đầu vuông góc với lớp dưới, khoảng trống giữa các chồng khay sẽ được lấp đầy đá.
+ Khi đầy hầm phủ lớp nước đá dày 10cm. + Dùng bì bạt phủ kín lớp nước đá.
- Đậy kín miệng hầm lại.
- Kiểm tra hầm bảo quản: tiến hành kiểm tra 2 lần/ngày, nếu thấy nước đá hao hụt thì phải bổ sung thêm đá.
Ưu điểm của phương pháp muối đá trực tiếp:
- Chất lượng cá sau khi bảo quản tốt do được làm lạnh. - Nước đá tan chảy sẽ kéo theo chất bẩn ra ngoài. - Chi phí vận chuyển thấp, dễ thực hiện.
- Được sử dụng trong các chuyến biển dài ngày. Nhược điểm:
- Tăng chi phí sản suất do việc mua dụng cụ và nước đá trên tàu.
- Nếu bảo quản không cẩn thận sẽ xảy ra tình trạng làm lạnh không đều.
- Nguyên liệu dễ bị biến dạng, dập nát, chảy nước giảm trọng lượng do góc cạnh của nước đá và lớp trên đè lớp dưới.
* Bảo quản bằng phương pháp muối đá gián tiếp:
Nước đá không tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu. Nguyên liệu được bọc kín trong bao bì nhựa dẻo, sau đó xếp xen kẽ thành lớp nước đá, lớp nguyên liệu. Đối với nghề lưới rê tầng đáy ở Kiến Thụy, phương pháp này chủ yếu dùng để bảo quản mực là chính. Quy trình bảo quản sản phẩm bằng phương pháp muối đá gián tiếp trên tàu lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy như sau:
- Tiến hành loại bỏ tạp chất.
- Phân loại mực theo kích cỡ và loài, sử dụng nước biển rửa sạch bùn đất, cát sạn, nhớt bẩn.
- Ngâm vào thùng nước đá (đối với mực nang phải thắt túi mực trước khi ngâm). Ngâm khoảng từ 2 đến 3 giờ sau đó vớt ra làm sạch nước và tiếp tục bảo quản khô.
- Rải lớp đá dày 4÷5cm vào khay hoặc thùng xốp.
- Cho mực vào bao polyethylen, sau đó xếp vào khay hoặc thùng để bảo quản với tỷ lệ 2/1, nghĩa là xếp mực vào theo thứ tự 2 lớp đá 1 lớp mực. Đến lớp trên cùng phủ 1 lớp đá dày 4÷5cm. Đối với thùng xốp phải đậy nắp lại và kiểm tra độ kín của nắp.
- Đưa sản phẩm xuống hầm bảo quản:
+ Rải lớp nước đá dày 10cm xuống đáy hầm.
+ Xếp khay hoặc thùng xốp xuống hầm bảo quản, khay lớp trên xoay đầu vuông góc với lớp dưới, khoảng trống giữa các chồng khay sẽ được lấp đầy đá.
+ Khi đầy hầm phủ lớp nước đá dày 10cm. + Dùng bì bạt phủ kín lớp nước đá.
- Đậy kín miệng hầm lại.
- Kiểm tra hầm bảo quản: tiến hành kiểm tra 2 lần/ngày, nếu thấy nước đá hao hụt thì phải bổ sung thêm đá.
Ưu điểm của phương pháp muối đá gián tiếp:
- Chất lượng mực sau bảo quản tốt do được làm lạnh và không phải tiếp xúc với nước đá.
Nhược điểm: - Quy trình phức tạp.
- Tăng chi phí sản suất do việc mua dụng cụ và nước đá trên tàu. - Sản phẩm bị mất nước gây hao hụt trọng lượng.
Từ những phân tích trên nhận thấy: Hầu hết các sản phẩm khai thác chỉ qua sơ chế và bảo quản bằng nước đá, do nhiều yếu tố nên chất lượng sản phẩm thường không cao dẫn đến giá bán cũng bị giảm. Nguyên nhân là do:
+ Hầm chứa sản phẩm và đá trên tàu không được cách nhiệt tốt, không được vệ sinh tốt sau mỗi chuyến biển.
+ Các dụng cụ dùng để bảo quản thường làm từ vật liệu gỗ, nhựa, xốp...rất khó làm vệ sinh. Vì thế, nó trở thành môi trường cho vi sinh vật có hại phát triển, gây giảm chất lượng thủy sản.
+ Trình độ ngư dân trong vấn đề bảo quản sản phẩm thủy sản còn thấp. + Chất lượng của nước làm đá chưa cao, đá chưa đảm bảo đủ độ lạnh.
Vì vậy, để tăng chất lượng sản phẩm sau thu hoạch ngoài việc bảo quản sản phẩm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì cần có giải pháp đổi mới công nghệ bảo quản nhằm tăng hiệu quả sản xuất.
3.2.8.2. Tiêu thụ sản phẩm
Năm 2014, thành phố Hải Phòng có 67 tàu thu mua xa bờ nhưng ngư dân ở Kiến Thụy hầu như không bán cho tàu thu mua. Bởi vì bán cho tàu thu mua sẽ bị ép giá rẻ hơn nhiều nếu chạy về bến bán. Đối với tàu nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở Kiến Thụy tiêu thụ sản phẩm tại bến cá Quán Chánh và bến Nam Hải. Vào vụ cá Bắc, khi sản phẩm khai thác được nhiều, một số tàu thường cập cảng Ngọc Hải, quận Đồ Sơn để tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm được bán cho các đầu nậu tại bến, cảng. Tuy nhiên, thực tế bán sản phẩm cho các đầu nậu vẫn xảy ra tình trạng khống chế giá hoặc ép giá, đặc biệt khi có nhiều tàu về bán cùng một lúc. Nên chủ phương tiện và những người lao động sẽ bị thiệt thòi về kinh tế.
Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho ngư dân Nhà nước cần có cơ chế, chính sách ưu tiên về vốn vay, mặt bằng kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân, công ty chế biến thủy sản,... thu mua sản phẩm sau khi khai thác để tránh trình trạng ép giá.
3.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề LRTĐ khối tàu có công suất từ 90cv trở lên 3.3.1. Đánh giá về hiệu quả khai thác 3.3.1. Đánh giá về hiệu quả khai thác
3.3.1.1. Thành phần sản phẩm khai thác
Kết quả điều tra thành phần sản phẩm khai thác lưới rê 3 lớp tầng đáy khai thác