Tổ chức kỹ thuật khai thác

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90CV trở lên tại huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 54)

Kỹ thuật khai thác lưới rê tầng đáy là một loạt các bước công việc cần thiết nhằm đảm bảo cho một chu kỳ khai thác lưới rê có hiệu quả. Nhìn chung nghề lưới rê 3 lớp và nghề lưới rê đơn có kỹ thuật khai thác tương tự nhau.

Quy trình tổ chức khai thác bao gồm các bước: Chuẩn bị  Thả lưới  Ngâm lưới  Thu lưới và gỡ cá.

* Chuẩn bị:

Trước khi thả lưới, cần kiểm tra lưới lại lần cuối để điều chỉnh sửa chữa kịp thời, sau đó lưới được sắp xếp theo một thứ tự nhất định phục vụ quá trình thả lưới thuận lợi:

- Phần nào thả trước thì xếp sau và ngược lại, phần nào thả sau thì xếp trước; - Dây giềng và áo lưới xếp tách riêng để tránh rối vào nhau trong quá trình thả lưới. Công tác quan sát khí hậu thời tiết, hướng gió, hướng nước cũng là khâu quan trọng không thể thiếu đảm bảo cho việc thả lưới an toàn và nhanh gọn.

* Thả lưới:

Khi thuyền trưởng ra lệnh thả lưới, thì 1 thủy thủ thả phao đầu lưới. Từng thủy thủ ở từng vị trí nhanh chóng phối hợp thả lưới nhịp nhàng với nhau. Để đề phòng các tai nạn, việc thả lưới phải thực hiện theo nguyên lý: lưới sau khi thả xuống nước phải tách xa khỏi tàu. Vị trí tương đối của tàu và lưới thường tuân thủ: “tàu cuối gió, lưới cuối nước”. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào hướng gió, hướng nước cụ thể và độ mạnh của chúng mới có quyết định thích hợp. Một số phương pháp thả lưới thông thường trên thực tế như: thả lưới ngang gió, thả lưới xuôi gió, thả lưới zig-zag.

Quy trình thả lưới được tiến hành theo trình tự như sau: Thả phao đầu lưới 

Thả giềng chì  Thả giềng phụ  Thả giềng phao  Thả phao cờ.

Bố trí nhân lực thả lưới trên tàu lưới rê tầng đáy được thể hiện ở hình (3.7). Ghi chú:

1. Thuyền trưởng

2. Thủy thủ thả giềng chì 3. Thủy thủ thả giềng phao 4. Thủy thủ thả giềng phụ 5. Thủy thủ thả phao cờ

6,7. Thủy thủ đấu khuyết đầu dây và

buộc dây liên kết Hình 3.7. Bố trí nhân lực thả lưới 8, 9, 10,11,12. Thuỷ thủ thả áo lưới và hỗ trợ vị trí 2,3,4.

* Ngâm lưới:

Sau khi thả lưới xong, phân công người điều khiển tàu trôi theo gió nước và người trực khác giám sát quá trình trôi lưới. Người trực lưới có nhiệm vụ quan sát tình trạng làm việc của lưới, kịp thời phát hiện các sự cố cản trở sự hoạt động bình thường của lưới và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời tạo điều kiện cho lưới khai thác có hiệu quả, tránh xảy ra các tai nạn cho người, tàu thuyền và ngư cụ.

* Thu lưới và gỡ cá:

Quá trình thu lưới ngược lại quá trình thả lưới. Tàu vừa chạy về hướng lưới vừa tiến hành thu lưới, tốc độ chạy tàu bằng tốc độ thu lưới làm cho việc thu lưới nhẹ nhàng, nhanh chóng. Có thể thu lưới đến đâu thì gỡ cá đến đó hoặc thu lưới xong mới gỡ cá tùy theo đặc điểm của đối tượng và nhu cầu khai thác.

Quy trình thu lưới rê tầng đáy như sau: Thu phao đầu lưới  Thu giềng phụ 

Tháo dây liên kết  Thu giềng phao  Thu áo lưới  Gỡ cá  Thu giềng chì 

Xếp lưới.

Bố trí nhân lực thu lưới trên tàu lưới rê tầng đáy được thể hiện ở hình (3.8). Ghi chú:

1. Thuyền trưởng

2. Thủy thủ thu giềng phụ 3. Thủy thủ thu giềng phao 4. Thủy thủ thu giềng chì

5,6,7,8,9,10,11,12. Các thủy thủ thu áo lưới và gỡ cá; hỗ trợ thủy thủ 3,4 thu giềng phao và giềng chì.

Hình 3.8. Bố trí nhân lực thu lưới 3.2.6. Sự cố trong nghề lưới rê tầng đáy

Qua nghiên cứu khảo sát thực tế nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy có những sự cố trong nghề thường xảy ra như sau:

* Lưới bị quấn vào chân vịt

Lưới bị quấn vào chân vịt là sự cố thường hay xảy ra nhất có thể gây thiệt hại về ngư cụ, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tàu và con người.

- Nguyên nhân xảy ra sự cố:

+ Không nắm vững sơ đồ khai thác, quy trình khai thác, bố trí mặt boong khai thác thiếu hợp lý;

+ Không nắm vững cách sử dụng chế độ làm việc của máy móc trang thiết bị. - Biện pháp đề phòng:

+ Nắm vững sơ đồ, kỹ thuật khai thác và bố trí mặt boong khai thác hợp lý; + Sử dụng thành thạo chế độ làm việc của máy móc trang thiết bị;

+ Không sử dụng máy lùi khi thả lưới. - Cách khắc phục sự cố:

+ Nhanh chóng giảm ga, cắt ly hợp;

+ Tiến hành quan sát và đánh giá mức độ lưới quấn vào chân vịt;

+ Nếu nhẹ thì thuyền trưởng cử người lặn xuống cắt lưới đã quấn vào chân vịt để tiếp tục sản xuất. Nếu nặng thì thuyền trưởng thông báo với các tàu hoạt động cùng ngư trường hoặc với cơ quan chức năng để nhờ sự giúp đỡ.

* Xoắn lưới

Đây là sự cố thường gặp trong quá trình thả lướivà ngâm lưới. - Nguyên nhân xảy ra sự cố:

+ Dòng chảy quá mạnh; + Lắp ráp lưới chưa hợp lý. - Biện pháp đề phòng sự cố:

+ Không khai thác trong điều kiện dòng chảy quá mạnh;

+ Kiểm tra lại trang bị phao, chì đã phù hợp chưa và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Cách khắc phục sự cố: Thu hết lưới lên tàu để gỡ xoắn. * Đứt lưới

Đây là sự cố gặp thường xuyên đối với nghề lưới rê tầng đáy và cũng là sự cố gây thiệt hại chính cho ngư cụ, sự cố này có thể làm mất hoặc hư hỏng toàn bộ vàng lưới ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của chủ tàu cũng như hiệu quả khai thác chuyến biển rất lớn.

- Nguyên nhân xảy ra sự cố: + Dòng chảy quá mạnh;

+ Do lưới vướng vào các chướng ngại vật (cọc, rạn đá, xác tàu đắm ..) trên biển. - Biện pháp đề phòng sự cố:

+ Không khai thác trong điều kiện dòng chảy quá mạnh;

+ Thường xuyên quan sát trong thời gian ngâm lưới, nếu có tàu khai thác khác có khả năng đi vào vùng lưới hoạt động thì phải thông báo ngay để các tàu đó không đi vào khu vực thả lưới.

- Cách khắc phục sự cố: Phán đoán thời điểm lưới bị đứt và tiến hành tìm bằng quan sát các phao cờ, dùng neo rà,...

3.2.7. Thực trạng tổ chức sản xuất 3.2.7.1. Hình thức tổ chức sản xuất 3.2.7.1. Hình thức tổ chức sản xuất

Qua kết quả điều tra cho thấy, nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy hiện nay 100% được tổ chức sản xuất theo tổ đoàn kết, hình thức tổ chức sản xuất tập thể. Hiện nay, cả huyện Kiến Thụy đã thành lập được 10 tổ đoàn kết sản xuất trên biển. Riêng nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên có 7 tổ đoàn kết, mỗi tổ đoàn kết gồm từ 4÷7 tàu.

* Ưu điểm:

- Tạo khả năng hợp tác cao trong tìm kiếm ngư trường mới, giúp đỡ về kinh nghiệm sản xuất.

- Hợp tác trong vận chuyển sản phẩm và cung cấp nhiên liệu, vật tư sản xuất và sinh hoạt.

- Hỗ trợ có hiệu quả đảm bảo an toàn trên biển trong công tác phòng, chống bão, sự cố, tai nạn, cứu hộ, cứu nạn.

- Góp phần đảm bảo trật tự an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, thực thi các quy định pháp luật của Nhà nước.

* Nhược điểm:

- Cần bộ phận quản lý, điều hành, tăng lao động gián tiếp.

- Đa số trong một tổ đoàn kết đều là những người anh em, cùng họ do đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng học hỏi kinh nghiệm giữa những chủ tàu thuyền trưởng làm ăn giỏi với những thuyền trưởng còn thiếu kinh nghiệm làm ăn ở các tổ đoàn kết khác nhau.

Nhận xét: Thực tế, các tàu tham gia tổ đoàn kết chủ yếu để trao đổi thông tin về ngư trường, cứu hộ, cứu nạn trên biển khi gặp sự cố, thông tin về giá cả,... Các tổ đoàn kết được hình thành dựa trên quan hệ anh em trong họ, bạn bè, gia đình, hàng xóm. Các thành viên trong tổ thường độc lập về kinh tế, chỉ có một số ít tổ có quan hệ về kinh tế nhưng cũng chưa thực sự rõ ràng và còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, qua thực tế điều tra đa số ngư dân cho rằng việc thành lập tổ đoàn kết sẽ giúp cho các tàu hoạt động hiệu quả và an toàn hơn khi hoạt động trên biển.

3.2.7.2. Lực lượng lao động

a. Biên chế lao động trên tàu

Thực trạng biên chế lao động nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy được thể hiện ở bảng (3.15).

Bảng 3.15. Biên chế lao động nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy

Số người bố trí trên tàu theo nhóm công suất TT Chức danh trên tàu

90 ÷< 250cv 250 ÷< 400cv ≥ 400cv 1 Thuyền trưởng 1 1 1 2 Máy trưởng 1 1 1 3 Thuyền viên 8 ÷ 10 10 ÷ 12 10 ÷ 13 Tổng 10 ÷ 12 12 ÷ 14 12 ÷ 15 Từ bảng (3.15), nhận thấy:

- Biên chế lao động trên các tàu lưới rê tầng đáy không đồng nhất; phụ thuộc vào công suất tàu. Nhìn chung, công suất tàu lớn thì số lượng lao động trên tàu nhiều. Song cũng có trường hợp công suất tàu lớn nhưng biên chế lao động ít. Nguyên nhân một số tàu có công suất tàu lớn nhưng kích thước vỏ tàu nhỏ nên chở được ít người hơn. - Có đầy đủ biên chế với các chức danh thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên trên tàu đảm bảo theo yêu cầu tại nghị định của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản. Số lượng thuyền viên trên tàu đáp ứng yêu cầu và đảm bảo an toàn sản xuất trên biển.

b. Trình độ học vấn và tuổi đời của lực lượng lao động

Lao động nghề khai thác thủy sản trên biển có tính đặc thù về nghề nghiệp cao, đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nhất định, đáp ứng được yêu cầu tối thiểu có tính chất bắt buộc của nghề. Phải hạn chế được đến mức thấp nhất các loại tai nạn nghề nghiệp vì những rủi ro có thể xảy ra trên biển bất kỳ lúc nào, dù là chủ quan hay khách quan.

Chất lượng người lao động còn được thể hiện thông qua trình độ học vấn và tuổi đời. Kết quả khảo sát 37 tàu thuyền nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên được thống kê tại bảng (3.16).

Bảng 3.16. Trình độ học vấn và tuổi đời của thuyền viên trên tàu Trình độ học vấn Độ tuổi Đối tượng ĐVT Tổng Tiểu học THCS THPT <30 30÷40 >40 Người 37 12 23 2 3 14 20 Thuyền trưởng Tỷ lệ % 100 33 62 5 8 38 54 Người 388 260 117 11 89 183 116 Thuyền viên Tỷ lệ % 100 67 30 3 23 47 30 Từ bảng (3.16) thấy rằng:

- Lao động trên tàu nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy có trình độ học vấn thấp. Lao động có trình độ tiểu học và trung cơ sở chiếm tỷ lệ cao, cụ thể 67% thuyền viên có trình độ tiểu học và 62% thuyền trưởng có trình độ trung học cơ sở. Lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ rất thấp, 5% đối với thuyền trưởng và 3% đối với thuyền viên.

Đặc điểm này có những hạn chế sau:

+ Khả năng sử dụng máy móc hàng hải trên tàu còn nhiều hạn chế, phần lớn chỉ khai thác và sử dụng ở một số chức năng thông thường, được cài đặt sẵn của hãng cung cấp máy mà chưa khai thác hết hiệu quả của các thiết bị này để nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề.

+ Hạn chế khả năng tìm kiếm ngư trường mới để khai thác có hiệu quả.

+ Khó khăn trong việc áp dụng Pháp luật, nghị định, quy định của Nhà nước vào lĩnh vực hoạt động nghề cá.

- Về độ tuổi lao động của nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy:

+ Thuyền trưởng có độ tuổi chủ yếu trên 40 tuổi, chiếm 54%; thuyền viên trên tàu có độ tuổi chủ yếu từ 30 ÷ 40, chiếm 47%, lực lượng lao động này có thời gian đi biển trên 10 năm vừa có kinh nghiệm cao vừa có sức chịu đựng sóng gió đáp ứng được yêu cầu của nghề biển.

+ Lao động có độ tuổi dưới 30 là lực lượng khá trẻ, Thuyền trưởng chiếm tỷ lệ 8%, thuyền viên chiếm 23%, đây là lực lượng có tuổi nghề không cao nhưng có sức khỏe tốt, nhiệt tình với nghề nghiệp.

Bảng 3.17. Lao động trên tàu có chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ Thuyền trưởng Máy trưởng

TT

Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ %

1 37 100 37 100

Từ bảng (3.17) nhận thấy rằng:

Qua kết quả điều tra thì 100% thuyền trưởng và máy trưởng có chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ. Sở dĩ ngư dân có chứng chỉ thuyền trưởng máy trưởng đầy đủ như vậy là do tháng 7 năm 2014, chính phủ ban hành nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Muốn được hỗ trợ vay vốn để đóng tàu mới công suất lớn nên ngư dân đã đi học và được cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng đầy đủ. Nhưng qua thực tế điều tra cho thấy trình độ học vấn của người dân thấp sẽ dẫn đến có nhiều hạn chế trong việc tiếp cận phương tiện thiết bị phục vụ cho khai thác, hàng hải, học hỏi những kỹ thuật đánh bắt mới, chuyển giao công nghệ mới…Nên việc đào tạo mới chỉ dừng lại ở mặt thủ tục hành chính, nhiều người dân học lấy chứng chỉ để đối phó với cơ quan chức năng khi hoạt động trên biển và để được hỗ trợ vay vốn đóng tàu mới công suất lớn, số lao động có thể vận dụng những kiến thức được học áp dụng vào thực tiễn sản xuất là không nhiều.

3.2.8. Hình thức bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch 3.2.8.1. Hình thức bảo quản sản phẩm 3.2.8.1. Hình thức bảo quản sản phẩm

Bảo quản sản phẩm trên tàu là công việc quan trọng giúp duy trì chất lượng sản phẩm tốt nhất, nó quyết định đến giá trị của sản phẩm và doanh thu của tàu. Nghề lưới

rê tầng đáy đánh bắt được nhiều đối tượng khai thác có giá trị kinh tế cao, mặt khác mỗi loài lại có hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau, bên cạnh đó do lưới rê tầng đáy đánh bắt theo con nước, thời gian đánh bắt khá dài (từ 7 đến 10 ngày) trên một chuyến biển vì vậy quy trình xử lý và bảo quản sản phẩm sau khai thác là hết sức quan trọng. Đối với nghề lưới rê 3 lớp và nghề lưới rê đơn của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy sử dụng 2 phương pháp bảo quản chính đó là: Phương pháp muối đá trực tiếp và phương pháp muối đá gián tiếp.

Quy trình bảo quản sản phẩm chung của 2 phương pháp trên theo trình tự các công đoạn như sau: Cá, mực sau khi đánh bắt lên  Loại bỏ tạp chất  Phân loại và rửa sạch bằng nước biển  Muối đá bảo quản  Chăm sóc và xử lý sự cố  Bốc dỡ, vận chuyển.

Hình 3.9. Sơ đồ quy trình bảo quản thủy sản trên tàu lưới rê tầng đáy * Bảo quản bằng phương pháp muối đá trực tiếp:

Nước đá trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu để làm lạnh và bảo quản. Phương pháp này sử dụng dụng cụ bảo quản đáy có lỗ thoát nước, xếp xen kẽ lớp nước đá, lớp nguyên liệu với nhau. Đối với nghề lưới rê tầng đáy ở Kiến Thụy, phương pháp này

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90CV trở lên tại huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)