Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc trong mặt khách quan của CTTP

Một phần của tài liệu GIAO_TRINH_LUAT_HINH_SU.doc (Trang 27 - 30)

Dựa vào tiêu chí này có 2 loại CTTP:

Cấu thành tội phạm hình thức là loại cấu thành tội phạm trong mặt khách quan chỉ có dấuhiệu hành vi khách quan.

Cấu thành tội phạm vật chất là loại cấu thành tội phạm có các dấu hiệu trong mặt khách quan là hành vi khách quan, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Cơ sở khoa học của việc xây dựng cấu thành tội phạm vật chất hoặc cấu thành tội phạm hình thức là:

* Nếu chỉ riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm hoặc hoặc hậu quả khó xác định thì xây dựng cấu thành tội phạm hình thức.

Ví dụ: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, Tội cướp tài sản.

* Nếu hậu quả dễ xác định hoặc bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chỉ thể hiện đầy đủ trong cả dấu hiệu hành vi và hậu quả thì xây dựng cấu thành tội phạm vật chất.

Ví dụ: Tội trộm cắp tài sản, Tội giết người.

Ngoài ra, trong BLHS còn có một loại CTTP đặc biệt đó là cấu thành tội phạm cắt xén là loại cấu thành tội phạm mà trong mặt khách quan chỉ có dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng dấu hiệu hành vi không phải là phản ánh chính hành vi phạm tội. Loại CTTP này được quy định tại Điều 79 - Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân..

Trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm của Điều 79 được phản ảnh bởi một trong hai hành vi:

0· Hành vi thành lập tổ chức, về bản chất thì đây là hành vi chuẩn bị phạm tội. Vì vậy nó được gọi là cấu thành tội phạm cắt xén.

0· Hành vi tham gia vào tổ chức hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đối với hành vi này đây là cấu thành tội phạm hình thức.

4.3. Ý NGHĨA CỦA CẤU THÀNH TỘI PHẠM

4.3.1. Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự

Điều 2 BLHS quy định: “Chỉ người nào thực hiện một hành vi phạm tội được quy định trong BLHS mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Cơ sở để xác định một hành vi bị coi là tội phạm khi thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu được phản ánh trong cấu thành tội phạm.

Điều kiện cần chỉ có dựa vào các dấu hiệu của cấu thành tội phạm mới xác định được trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

Điều kiện đủ ngoài những dấu hiệu được phản ánh trong cấu thành tội phạm để xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội không cần xác định bất kỳ một dấu hiệu nào khác.

4.3.1. Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của định tội danh

Để định tội danh cho một trường hợp phạm tội cụ thể người áp dụng pháp luật phải căn cứ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm để đi đến kết luận hành vi đó phạm vào điều nào, khoản nào trong BLHS. Đó cũng chính là kết quả của hoạt động định tội danh.

Bài tập tình huống

Bảo Thị Hoài P (23 tuổi) và anh Lê Văn L (27 tuổi) cùng quê ở Đồng Tháp, kết hôn với nhau từ năm 1985, đã có một con chung 6 tuổi. Trong thời gian chung sống, L thường xuyên ngược đãi và đánh đập P nên hai người đã có giai đoạn sống ly thân với nhau.

Đến năm 1995, cả hai đã hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng và lên Thành phố HCM làm ăn, sinh sống. Ngày 08/02/2002, do hai người có mâu thuẫn nhỏ trong việc giáo dục con, L và P đã lời qua tiếng lại với nhau. Trong lúc nóng giận, L đã doạ đòi giết P và lấy con dao chặt xương để bên cạnh giường rồi đi ngủ.

Thấy con dao đặt cạnh chồng, P thấy sợ liền lấy cất đi. Vừa lúc đó, L giật mình tỉnh dậy, giằng con dao trên tay P làm dao rơi trúng cổ L. Sợ L chém mình nên P chụp vội lấy con dao và chém nhiều nhát vào đầu, lưng L. Khi L chết, lo sợ bị phát hiện nên P đã cắt xác L ra nhiều phần cho vào bao bì, sau đó thuê xích lô đến chở xác L và giấu ở ba nơi.

Thực hiện xong việc tẩu tán xác L, P bỏ trốn về Đồng Tháp và một tuần sau thì bị bắt. Hãy xác định các tình tiết trong cấu trúc của tội phạm trên.

CHƯƠNG 5.

KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM5.1. KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM 5.1. KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM

5.1.1 Khái niệm

Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị các hành vi phạm tội xâm hại đến.

Việc quy định những quan hệ xã hội nào được luật hình sự bảo vệ là khách thể của tội phạm nó phụ thuộc vào ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội nhưng thường thì nó là các quan hệ xã hội quan trọng trong đời sống xã hội.

Khách thể của tội phạm chính là đối tượng bảo vệ của luật hình sự được quy định ở K1, Điều 8 của BLHS.

Ý nghĩa của việc xác định khách thể của tội phạm thể hiện ở các phương diện như sau: 0@Là căn cứ để định tội.

0@Là căn cứ quan trọng để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác. 0@Là căn cứ quan trọng để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

@ Thông qua khách thể của tội phạm có thể thấy được bản chất giai cấp của luật hình sự Việt Nam.

5.1.2. Phân loại khách thể của tội phạm

Dựa vào phạm trù cái chung, riêng và cái đặc thù của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lê Nin có thể chia khách thể của tội phạm thành 3 nhóm sau:

Một phần của tài liệu GIAO_TRINH_LUAT_HINH_SU.doc (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w