đạn và cách sử dụng súng cho M. Đến ngày 1/2/2001, sau khi đi tuần về H đã sơ ý không tháo đạn ra khỏi súng. Ngày hôm sau M sang chơi, H đi vắng. Trong lúc chờ đợi M đã lấy súng ra với ý định là chờ H về sẽ dùng súng để thúc vào lưng H. Khi nghe tiếng xe đạp lách cách ngoài cổng M đã chìa thẳng súng vào hướng đó để bóp cò. Đạn nổ, làm K (em trái của H) bị chết.
Hãy dựa vào cơ sở lý luận của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm phân tích ví dụ trên?
CHƯƠNG 7.
CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM7.1. KHÁI NIỆM CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM 7.1. KHÁI NIỆM CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM
Để phù hợp với nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc trách nhiệm cá nhân của luật hình sự cũng như phù hợp với mục đích giáo dục cải tạo của việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam hiện nay chỉ có thể là con người cụ thể.
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS), đạt một độ tuổi nhất định.
Theo khái niệm này thì chủ thể của tội phạm phải thoả mãn 2 điều kiện đó là: Có năng lực trách nhiệm hình sự và phải đạt một độ tuổi theo luật định
Đối với một số tội phạm, chủ thể của tội phạm ngoài các dấu hiệu trên còn đòi hỏi phải có thêm các dấu hiệu khác (dấu hiệu đặc biệt - gọi là chủ thể đặc biệt) Ví dụ: Điều tra viên, Kiểm sát viên của Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, hoặc người có chức vụ quyền hạn của Tội tham ô tài sản.
7.2. NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ (NLTNHS) 7.2.1. Khái niệm 7.2.1. Khái niệm
NLTNHS là khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và khả năng điều khiển được hành vi ấy (tức là khả năng có thể kiềm chế việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và có khả năng lựa chọn một xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội).
Một người được coi là có NLTNHS phải thoả mãn đầy đủ 2 điều kiện sau:
- Một người đạt tới một độ tuổi nhất định thì có khả năng nhận thức đầy đủ về tính chất pháp lý của hành vi của mình và có đầy đủ khả năng điều khiển được hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
- Một người ở độ tuổi trên chỉ coi là có NLTNHS nếu không mắc những bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.
Trong 2 điều kiện trên thì Bộ luật hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định như thế nào là người có NLTNHS mà chỉ quy định độ tuổi phải chịu TNHS (Điều 12) và các trường hợp không có NLTNHS (Điều 13). Bằng phương pháp loại trừ này Bộ luật hình sự Việt Nam mặc nhiên thừa nhận người đã đạt độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là người có NLTNHS.
Do đó, trong thực tế áp dụng, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không phải xác định từng trường hợp người phạm tội có NLTNHS hay không mà chỉ phái xác định độ tuổi. Cá biệt nếu có sự nghi ngờ mới cần phải kiểm tra, trong trường hợp đó có NLTNHS hay không.
Như vậy: Người có NLTNHS theo luật hình sự Việt Nam là người đã đạt độ tuổi phải chịu TNHS và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có NLTNHS.
7.2.2. Tình trạng không có NLTNHS
Khoản 1, Điều 13 BLHS quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu TNHS. Đối với người này phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”.
Như vậy một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở trong trường hợp trên là người không có NLTNHS.
Theo quy định của điều luật thì một người ở trong tình trạng không có NLTNHS khi thoả mãn đầy đủ 3 điều kiện sau:
0- Điều kiện về y học: là người mắc bệnh tâm thần (tâm thần kinh niên, động kinh, loạn thần kinh - rối loạn tâm thần nhất thời, si ngốc) hoặc các bệnh khác như: sốt rét, viêm màng não, bệnh mộng du.