- TNHS của mỗi người trong đồng phạm phụ thuộc vào mức độ tham gia (mức độ đóng
b. Đối với hànhvi trong tình thế cấp thiết (hay còn gọi là hànhvi khắc phục sự nguy 0 Chỉ được gây thiệt hại khi không còn biện pháp nào khác hiểm) phải thoả mãn các điều kiện sau:
nguy0- Chỉ được gây thiệt hại khi không còn biện pháp nào khác. hiểm) phải thoả mãn các điều kiện sau:
0- Thiệt hại của hành vi trong tình thế cấp thiết có thể gây ra cho người khác không phải là người đã gây ra sự cố nguy hiểm.
0- Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải luôn nhỏ hơn thiệt hại bị đe doạ gây ra.
Có thể thấy được sự khác biệt giữa PVCĐ và tình thế cấp thiết như sau: Phòng vệ chính
đáng Tình thế cấp thiết
- Nguồn nguy hiểm - Của con người. - Con người, súc vật, thiên nhiên. - Nội dung. - Gây thiệt hại cho chính - Có thể gây thiệt hại cho người khác.
kẻ tấn công.
- Phạm vi. - Tương xứng. - Thiệt hại trong TTCT nhỏ hơn thiệt hạicần ngăn ngừa.
- Trách nhiệm dân
sự - Không. - Có thể phải chịu trách nhiệm dân sự.
- Mục đích. - Ngăn chặn đẩy lùi sự - Chuyển từ một nguy cơ đang thực tế đe doạ tấn công. sang việc gây ra một thiệt hại khác cũngđược
pháp luật bảo vệ.
- Tính chất. - Chưa phải là biện pháp - Khi không còn biện pháp nào khác. cuối cùng.
11.33.Vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết
Khoản 2, Điều 16 BLHS quy định: “Vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết tức là thiệt
hại của hành vi khắc phục sự nguy hiểm gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết,thì người gây thiệt hại đó phải chịu TNHS”.
11.4. BẮT NGƯỜI PHẠM PHÁP
Việc dùng vũ lực đối với người bị bắt mà chưa vượt quá phạm vi những biện pháp cần thiết cho việc bắt, là một tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, khi nó thoả mãn các điều kiện sau:
0- Đối tượng bị bắt giữ có hành vi chống trả lại người bắt giữ mình.
0- Việc dùng vũ lực của người bắt giữ phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm pháp cũng như tính chất và mức độ của sự chống cự của người bị bắt giữ.
0- Việc dùng vũ lực để bắt giữ phải phù hợp với hoàn cảnh khách quan lúc bắt. (Thực chất bắt người phạm pháp là một dạng cụ thể của phòng vệ chính đáng)
11.5. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÁC LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA HÀNH VI HỘI CỦA HÀNH VI
11.5.1. Thi hành mệnh lệnh cấp trên (lệnh bắt hợp pháp)
Nếu người thi hành mệnh lệnh không thể biết được hoặc không buộc phải biết được đó là lệnh bắt hợp pháp thì họ không phải chịu TNHS.
nghiệm trọng thì phải chịu TNHS.
Riêng trong lĩnh vực quân sự do tính chất của quan hệ là chỉ huy và phục tùng thì trong cả hai trường hợp trên người thi hành lệnh không phải chịu TNHS (mới chỉ được thực tiễn thừa nhận).11.52.Thực hiện chức năng nghề nghiệp
Trong một số trường hợp do tính chất của nghề nghiệp, do yêu cầu của bệnh nhân hoặc người khác và vì lợi ích của họ cho phép chúng ta hy sinh một lợi ích nhỏ để bảo vệ một lợi ích khác lớn hơn khi không còn cách nào khác.
Ví dụ: Bác sĩ cắt bỏ một bộ phận trong cơ thể bệnh nhân (thực chất là một dạng cụ thể của tình thế cấp thiết).
11.5.3. Rủi ro trong sản xuất và nghiên cứu khoa học
Nếu người chỉ huy, người chịu trách nhiệm điều hành trong lĩnh vực này mà họ không thể nhận thức được hoặc không thể phòng ngừa được hậu quả thiệt hại xảy ra thì họ không phải chịu TNHS.
Nếu trong hoàn cảnh cụ thể đó họ có thể nhận thức được hoặc buộc phải nhận thức được hậu quả đã gây ra sự cố nguy hiểm làm thiệt hại đến tính mạng tài sản thì họ phải chịu TNHS.
Bài tập tình huống
Phạm Anh H đi ô tô từ Hà Nội về Thị trấn K rồi từ đó cuốc bộ về nhà. Đi được khoảng hơn 1 km, do mệt mỏi H kiếm một lô đất bên đường ngồi nghỉ. Đang lúc lúi húi mở túi du lịch lấy chai rượu để uống vài ngụm cho lại sức thì bất ngờ một tiếng quát: "Ngồi im, động đậy tao giết" kèm theo tiếng quát là một mũi dao nhọ dí sát vào sườn của H. Tên này buộc anh phải đưa các thứ mang theo người như: túi du lịch, đồng hồ, tiền…
Thấy túi ngực anh H căng phồng, tên cướp tưởng là có tiền nên tay phải cầm dao tay trái lần mở cúc túi áo. Lợi dụng lúc tên cướp sơ hở, H đã dùng cùi chỏ thúc mạnh ra đằng sau vào ngực tên cướp và tay kia gạt mạnh hất con dao bắn ra xa và đấm vào mặt tên cướp. Tên cướp tránh quả đấm và sau đó dùng châm đạp mạnh vào ngực H, rồi cả hai người nhảy vào nhau vật lộn dữ dội. Cuối cùng H chống chân lật mạnh người đè lên người tên cướp rồi đấm liên tiếp vào mặt vào bụng tên cướp làm máu mồm, máu mũi hộc ra, ôm bụng quằn quại dưới đất. H đứng dậy toàn thân ê ẩm, chân tay xây xát, máu chảy nhiều. Anh vớ lấy chai rượu đang nằm nghiêng bên đường nhằm thẳng vào đầu tên cướp đang nằm dưới đất đập mạnh một nhát rồi lấy đồ đi về nhà.
Qua điều tra xác định, tên cướp tên là Nguyễn Quang S (người thị trấn K là con nghiện có nhiều tiền án, tiền sự) đã được người dân phát hiện đưa đi cứu chữa. Do bị thương quá nặng, nên 25 ngày sau S bị chết.
Hãy dựa vào cơ sở lý luận của PVCĐ đánh giá tính chất pháp lý hình sự của vụ án trên.
CHƯƠNG 12.
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT12.1. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 12.1.1 12.1. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 12.1.1
Khái niệm trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình mà nội dung của nó là hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác theo quy định của Bộ luật hình sự.
Từ khái niệm trên có thể rút ra trách nhiệm hình sự có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý tất yếu của việc thực hiện tội phạm. Xuất phát từ nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm trong chính sách hình sự của Nhà nước ta. Nguyên tắc này bảo đảm sự công bằng và bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật
0- Thứ hai: Trách nhiệm hình sự chỉ có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện.
0- Thứ ba: Trách nhiệm hình sự được biểu hiện cụ thể ở việc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt, biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế ở họ một số quyền hoặc lợi ích hợp pháp.
0- Thứ tư: Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm đối vớinhà nước chứ không phải đối với người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại.