Đối với hànhvi tấn công là cơ sở làm phát sinh hànhvi phòng vệ

Một phần của tài liệu GIAO_TRINH_LUAT_HINH_SU.doc (Trang 67 - 69)

- TNHS của mỗi người trong đồng phạm phụ thuộc vào mức độ tham gia (mức độ đóng

a. Đối với hànhvi tấn công là cơ sở làm phát sinh hànhvi phòng vệ

Theo khái niệm của PVCĐ thì hành vi tấn công làm cơ sở phát sinh hành vi phòng vệ của PVCĐ khi thoả mãn 3 điều kiện sau:

- Về nguồn của hành vi tấn công: Hành vi tấn công phải là của con người (bao gồm cảhành vi tấn công của trẻ em hoặc người mắc bệnh tâm thần).

- Về tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi tấn công: Hành vi tấn công phải cónguy cơ gây ra một thiệt hại ở mức độ đáng kể cho xã hội cần được bảo vệ.

- Về thời điểm của hành vi tấn công: Hành vi tấn công phải đang hiện tại. Được coi là0+ Hành vi tấn công đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc. hành vi tấn công đang hiện tại có thể thuộc một trong các trường hợp sau:

0+ Hành vi tấn công chưa xảy ra nhưng có nguy cơ sẽ xảy ra ngay tức khắc. Nếu hành vi tấn công mới ở mức độ đe doạ mà chưa có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc mà đã thực hiện hành vi phòng vệ chống trả để gây thiệt hại cho người đe doạ được gọi là phòng vệ quá sớm. Người thực hiện hành vi phòng vệ quá sớm phải chịu TNHS bình thường.

0+ Hành vi tấn công đã kết thúc nhưng nếu hành vi phòng vệ đi liền ngay sau hành vi tấn công và khắc phục được hậu quả của hành vi tấn công gây ra (trường hợp này chỉ có thể xảy ra đối với hành vi tấn công gây thiệt hại về tài sản).

Nếu hành vi tấn công đã kết thúc mà việc thực hiện hành vi phòng vệ không đi liền sau hành vi tấn công và không khắc phục được hậu quả của hành vi tấn công mà thực hiện hành vi phòng vệ chống trả để gây thiệt hại cho người đã thực hiện hành vi tấn công được gọi là phòng vệ quá muộn. Người thực hiện hành vi phòng vệ quá muộn phải chịu TNHS bình thường.

Một phần của tài liệu GIAO_TRINH_LUAT_HINH_SU.doc (Trang 67 - 69)