Về ý chí: Trong lỗi vô ý do cẩu thả người phạm tội không có khả năng điều khiển được hành vi của mình (tức là người phạm tội không có ý chí) Vì về lý trí người phạm tội không nhận

Một phần của tài liệu GIAO_TRINH_LUAT_HINH_SU.doc (Trang 48)

thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và cũng không nhận thức được hậu quả của hành vi đó. Mà giữa lý trí và ý trí trong quan hệ tâm lý của người phạm tội là 2 yếu tố có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, lý trí có trước và làm tiền đề, ý chí phụ thuộc vào ý chí. Nếu khi hành động con người không có lý trí (không có khả năng nhận thức) thì không bao giờ có ý chí (không thể có khả năng điều khiển hành vi và hậu quả được).

Muốn xác định người phạm tội có thể nhận thức được hoặc buộc phải nhận thức được hậu quả đó hay không? phải đặt trong từng hoàn cảnh cụ thể mới có thể đánh giá và kết luận được.

Chúng ta có thể đưa ra một ví dụ thể hiện mối liên quan và sự khác nhau của 4 hình thức lỗi này như sau:

A vứt đồ vật qua cửa sổ từ tầng 5 xuống đất trúng đầu B, làm B chết. Trong tình huống này sẽ thuộc vào 4 trường hợp sau:

1/ Sẽ là lỗi cố ý trực tiếp, nếu trước khi ném đồ vật A có quan sát thấy B đang đứng dưới đất, A nhằm B ném, trúng B.

2/ Sẽ là lỗi cố ý gián tiếp, nếu trước khi ném đồ vật A có quan sát thấy B đang đứng dưới đất, A vẫn cứ ném, A không nhằm vào B nhưng không may lại trúng B.

3/ Sẽ là lỗi vô ý vì quá tự tin, nếu trước khi ném đồ vật A có quan sát không có ai, nhưng khi ném thì có B tới đó nên đã trúng đầu B.

4/ Sẽ là lỗi vô ý do cẩu thả, nếu trước khi ném đồ vật A không quan sát khi ném đã trúngB. B.

8.2.7. Sự kiện bất ngờ

Điều 11 BLHS quy định: “Người thực hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc thấy trước hậu quả của hành vi đó thì không phải chịu TNHS”.

Ví dụ: A trèo lên cột điện sửa điện nhưng sử dụng thiết bị an toàn không đúng quy cách đã bị rơi xuống đường. B lái xe đảm bảo đủ các điều kiện về an toàn khi vận hành, khi A rơi xuống đường B đã cán chết A. Hành vi của B trong trường hợp này là sự kiện bất ngờ.

Giữa lỗi vô ý vì cẩu thả và sự kiện bất ngờ giống nhau ở dấu hiệu lý trí đó là: người thực hiện hành vi trên thực tế đã gây hậu quả thiệt hại cho xã hội trong trường hợp không thấy trước

Một phần của tài liệu GIAO_TRINH_LUAT_HINH_SU.doc (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w