Căn cứ vào nhân thân của người phạm tộ

Một phần của tài liệu GIAO_TRINH_LUAT_HINH_SU.doc (Trang 80)

- Đối tượng áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh: Là người mắc bệnh tâm thần ở thời điểm trong hoặc sau khi thực hiện tội phạm.

14.1.2. Căn cứ vào nhân thân của người phạm tộ

Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm nói lên bản chất của một con người có ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện tội phạm và khả năng cải tạo giáo dục người phạm tội.

Các đặc điểm về nhân thân người phạm tội được chia làm 2 nhóm:

- Nhóm nhân thân người phạm tội mang tính chất pháp lý : Các đặc điểm nhân thân này được quy định trong BLHS đó là các tình tiết định tội (như người có chức vụ quyền hạn của tội tham ô), các tình tiết định khung và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS.

- Nhóm nhân thân người phạm tội không mang tính pháp lý: Ngoài nhóm nhân thân kể trên nhưng chúng có ảnh hưởng tới khả năng cải tạo giáo dục người phạm tội (là những đặc điểm nói lên bản chất của người phạm tội). Ví dụ: ý thức chính trị, ý thức lao động, trình độ văn hoá, thành phần gia đình, đối tượng chính sách của Đảng và Nhà nước. Các đặc điểm này cũng được xem xét cân nhắc khi quyết định hình phạt.14.13.Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

Đối với việc quyết định hình phạt thì căn cứ này có tính chất quyết định nhất, quan trọng nhất.

Để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện các yếu tố sau:

0- Tính chất của hành vi phạm tội: hành động, không hành động, phạm tội riêng lẻ hay đồng phạm thông thường, phạm tội có tổ chức.

0- Thủ đoạn, hoàn cảnh địa điểm, thời gian phạm tội. 0- Giai đoạn thực hiện tội phạm.

0- Hậu quả thiệt hại.

0- Hình thức, mức độ lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.

Cũng như các căn cứ khác để quyết định hình phạt, thì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một căn cứ được xem xét, đánh giá từ ngay giai đoạn định tội và định khung hình phạt.

Một phần của tài liệu GIAO_TRINH_LUAT_HINH_SU.doc (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w