Nếu tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Một phần của tài liệu GIAO_TRINH_LUAT_HINH_SU.doc (Trang 79)

- TNHS của mỗi người trong đồng phạm phụ thuộc vào mức độ tham gia (mức độ đóng

0- Nếu tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

sống.

13.2. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP

13.21.Tịch thu vật, tiền (tài sản) trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 41 BLHS) Theo quy định tại Điều 41 BLHS chỉ tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

trong các trường hợp sau:

- Công cụ, phương tiện mà người phạm tội đã dùng vào việc phạm tội. Ví dụ như con dao dùng để giết người, chiếc thuyền hoặc chiếc ghe chở hàng lậu.

0- Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có. Ví dụ số tiền nhận của hối lộ.

0- Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành. Ví dụ, ma tuý, vũ khí quân dụng...

0- Vật, tiền thuộc sở hữu của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm.

Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép mà chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp không có lỗi đối với việc sử dụng vào việc phạm tội thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu.

13.2.2. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi

(Điều 42BLHS)

- Trả lại tài sản: Những tài sản mà người phạm tội đã sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thuộc sở hữu của người khác mà họ không có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm hoặc những tài sản mà người phạm tội có được bằng hành vi chiếm đoạt. Ví dụ chiếc ti vi là tài sản trộm cắp trả lại cho người bị hại.

Nếu người phạm tội hoặc người khác mua lại tài sản có được bằng hành vi chiếm đoạt sau đó đã đầu tư, sửa chữa, cải tạo nâng cao giá trị sử dụng của tài sản thì có được người bị hại hoàn trả số tiền đã đầu tư sửa chữa tài sản đó không?

- Sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại: Đối với những tài sản trên bị hư hỏng hoặc mất mát thì người phạm tội phải sửa chữa và bồi thường.

Nếu người phạm tội gây thiệt hại về tinh thần thì phải bồi thường vật chất (mới) hoặc buộc công khai xin lỗi người bị hại.

(Cần có văn bản hướng dẫn thế nào là gây thiệt hại về tinh thần và nguyên tắc bồi thường).

13.23.Bắt buộc chữa bệnh (Điều 43 BLHS)

Một phần của tài liệu GIAO_TRINH_LUAT_HINH_SU.doc (Trang 79)