Hình phạt cảnh cáo (Điều 29 BLHS)

Một phần của tài liệu GIAO_TRINH_LUAT_HINH_SU.doc (Trang 76 - 77)

- TNHS của mỗi người trong đồng phạm phụ thuộc vào mức độ tham gia (mức độ đóng

1. Hình phạt cảnh cáo (Điều 29 BLHS)

Hình phạt cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Nhà nước do Toà án tuyên đối với người phạm tội.

Theo quy định tại Điều 29 BLHS thì chỉ có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội khi thoả mãn các điều kiện sau:

0- Chỉ có thể áp dụng đối với tội ít nghiêm trọng. 0- Có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên.

0- Chưa đến mức được miễn hình phạt.

Về mức độ nghiêm khắc của hình phạt cảnh cáo, đây là loại hình phạt nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt nó không có khả năng đưa lại những hạn chế pháp lý liên quan trực tiếp đến các quyền của người bị kết án. Loại hình phạt này chỉ gây ra một sự tổn thất về tinh thần thể hiện qua sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội và nó để lại một thời hạn án tích là một năm.

2/. Hình phạt tiền (Điều 30 BLHS)

Phạt tiền là loại hình phạt tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước.

Nếu hình phạt tiền là hình phạt chính thì nó được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do BLHS quy định.

Nếu hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung thông thường đối với các tội tham nhũng, tội phạm ma tuý hoặc những tội phạm khác do BLHS quy định (đa số là các tội xâm phạm sở hữu).

Mức tối thiểu của hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính được quy định trong Khoản 3 Điều 30 BLHS là 1 triệu đồng, mức tối đa là 1 tỷ đồng; hoặc quy định mức phạt tiền theo bội số tiền trốn thuế hoặc tiền lãi, theo đó mức thấp nhất là một lần và mức cao nhất là mười lần số tiền trốn thuế. Nếu phạt tiền là hình phạt bổ sung thì mức tối đa của của hình phạt tiền là 500 triệu đồng hoặc gấp 5 lần giá trị tài sản phạm tội và mức tối thiểu là 1 triệu đồng.

Mức phạt tiền cụ thể đối với từng trường hợp phạm tội phụ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự 54

biến động của giá cả, không thấp hơn một triệu đồng.

Cách thức thi hành thì người phạm tội có thể nộp một hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà án quyết định trong bản án.

3/. Hình phạt cải tạo không giam giữ (Điều 31 BLHS)

Hình phạt cải tạo không giam giữ (CTKGG)là loại hình phạt không buộc người bị kết án cách ly khỏi đời sống xã hội mà được cải tạo ở môi trường xã hội bình thường có sự giám sát, giúp đỡ của gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng.

* Điều kiện áp dụng hình phạt CTKGG : Theo quy định tại Điều 31 BLHS thì chỉ có thểáp dụng hình phạt CTKGG đối với người phạm tội khi thoả mãn các điều kiện sau:

- Chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng. - Người phạm tội có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng.

- Nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội.

* Về thời hạn của hình phạt CTKGG: Là từ sáu tháng đến ba năm.

Nếu người phạm tội đã bị tạm giam, tạm giữ thì đổi một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày CTKGG rồi khấu trừ vào thời gian chấp hành hình phạt.

* Về cách thức thi hành hình phạt CTKGG:0- Toà án giao người bị kết án cho cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát giáo dục. Gia đình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan trong việc giám sát, giáo dục người phạm tội.

0- Người phạm tội phải thực hiện một số nghĩa vụ về CTKGG: Theo NĐ 61/CP ban hành ngày 25/7/2000 “Người kết án cứ 3 tháng một lần phải báo cáo kiểm điểm việc cải tạo của mình trước cơ quan được giao giám sát, giáo dục”.

Một phần của tài liệu GIAO_TRINH_LUAT_HINH_SU.doc (Trang 76 - 77)