* Các yếu tố xã hội
Theo các nhà sử học, Thời Hùng Vương, Hà Nam thuộc vùng đất của bộ Giao chỉ (Bắc Bộ ngày nay). Khi Quốc gia Âu Lạc được thành lập (khoảng thế kỷ III trước công nguyên), đất đai Hà Nam cùng các vùng khác được phát triển mở rộng về hướng đông. Cư dân Hà Nam theo triền sông Hồng, sông Đáy…tìm về những dải đất cao ráo, tiến hành khai hoang lập ấp. Quá trình di cư và định cư này đã diễn ra trong suốt nhiều thế kỷ với sự hình thành và phát triển của các làng, trại, các điểm tụ cư, xóm ấp. Các tổ chức và thiết chế xã hội, cộng đồng trong dân cư cũng dần dần hình thành. Mặc dù quá trình biến đổi xã hội diễn ra chậm chạp, song cùng với sự phát triển sản xuất, sự gia tăng dân số và mở rộng các quan hệ xã hội, cộng đồng dân cư nơi đây từ thế hệ này qua thế hệ khác đã tạo dựng một cuộc sống văn hóa, xã hội hết sức đặc sắc trên mảnh đất Hà Nam [9, tr. 38].
* Các yếu tố kinh tế:
Hà Nam chính thức được thành lập năm Thành Thái thứ nhất (1890). Sau nhiều lần thay đổi, sáp nhập, chia tách, ngày 01/01/1997, tỉnh Hà Nam được tái lập, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 9,05%/năm, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 30% (năm 1997) xuống còn 11% (năm 2004) và đang tiếp tục giảm xuống trong những năm tiếp theo để đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ đói nghèo [9, tr. 7].
Tính theo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năm 2007, Hà Nam đứng thứ 46/64 tỉnh, thành. Nhưng năm 2008, tình hình trên được cải thiện đáng kể, Hà nam đã xếp thứ 26/64 và là tỉnh đứng thứ 4 trong toàn quốc về cải thiện trong xếp hạng chỉ số PCI [26]. Tuy vậy, Hà Nam vẫn là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm của Hà Nam thấp, hạ tầng cơ sở trước khi chia tỉnh hầu như không có gì. Thu ngân sách có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chi; hằng năm Trung ương vẫn phải trợ cấp từ 60-65%. Các mặt kinh tế- xã hội tuy đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng nhìn chung chưa khai thác, phát huy được tiềm năng, thế mạnh, chưa thực sự có bước đột phá lớn để thoát khỏi tình trạng trì trệ kém phát triển. Đây là một thách thức lớn đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương ở Hà Nam. Mặt khác cũng là yêu cầu cả hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước cần phải đổi mới về tổ chức và hoạt động để đáp ứng được các nhu cầu mà thực tiễn đòi hỏi.
* Tôn giáo, tín ngưỡng
Hà Nam hiện có số dân hơn 80 vạn người, dân cư ở đây chủ yếu theo ba tôn giáo lớn là Thiên chúa giáo, phật giáo và tin lành. Tất cả 116 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có tôn giáo. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam thì có 96/116 xã, phường, thị trấn có người theo đạo thiên chúa. Có 3 xã có người theo đạo tin lành. Trong số tín đồ trong toàn tỉnh khoảng gần 17 vạn người (chiếm 20% dân số) thì có hơn 10 vạn người theo đạo thiên chúa giáo (chiếm khoảng 60% dân số có tín ngưỡng tôn giáo). Nhiều làng, xã ở đây có số người theo đạo thiên chúa chiếm từ 60% đến 90% dân số. Điều đó cho thấy, ở Hà Nam số tín đồ thiên chúa giáo tương đối cao. Ở những làng công giáo này, sinh hoạt tôn giáo chiếm vai trò chủ đạo. Làng công giáo họ đạo do linh mục chính xứ và có thể có linh mục phó xứ cai quản. Trong xứ họ
đạo có nhà thờ xứ có thể gọi là trung tâm thiên chúa giáo ở địa phương thu hút đông đảo giáo dân không chỉ trong tỉnh mà còn ở nhiều các địa phương khác trong vùng. Giáo dân Hà Nam tuân theo những giáo luật, giáo lý và các quy định nghiêm ngặt của giáo hội thiên chúa giáo. Điều này có thể coi là một đặc thù rất lớn của Hà Nam so với các địa phương khác trong toàn quốc. Chính những yếu tố xã hội, kinh tế kể trên có những tác động không nhỏ tới