Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (Qua ví dụ tỉnh Hà Nam) (Trang 48 - 50)

qua các hoạt động như: Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân; Xem xét quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp…

Tuy nhiên, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp cơ sở có nơi bị buông lỏng, có nơi được thực hiện khá hình thức, chiếu lệ, một số báo cáo kết quả giám sát chưa có những kiến nghị cụ thể, xác đáng đối với cơ quan, đơn vị liên quan, có nơi đại biểu Hội đồng nhân dân không thực hiện việc giám sát mà "khoán trắng" cho Thường trực Hội đồng nhân dân. Đáng lưu ý là phần lớn các kiến nghị giám sát không được thường xuyên theo dõi đôn đốc, đeo bám và xử lý đến nơi, đến chốn, nên hiệu lực, hiệu quả giám sát chưa cao.

2.2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở cơ sở

2.2.2.1. Tổ chức

Ủy ban nhân dân cấp cơ sở ở tỉnh Hà Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân là 5 năm. Hiện nay, nhiệm kỳ 2004-2009 của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở cũng được kéo dài đến năm 2011 theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp. Việc bầu các thành viên của Ủy ban nhân dân được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín theo danh sách đề cử chức vụ của từng người và kết quả bầu Ủy ban nhân dân cấp cơ sở đều được gửi lên Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê chuẩn.

Thành phần Ủy ban nhân dân cấp cơ sở gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân theo đúng quy định của pháp luật. Trong số 116

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ở Hà Nam tất cả đều là đại biểu Hội đồng nhân dân. Các thành viên khác của Ủy ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Trên thực tế, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân đa số là đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp. Không có trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giữ chức vụ đó quá 2 nhiệm kỳ liên tục và cũng không có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp cơ sở nào đồng thời là Chủ tịch, Phó Chủ tịch hay thành viên Ủy ban nhân dân cấp cơ sở theo đúng quy định tại Điều 52 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.

Điều 122 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định số lượng thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã có từ 03 đến 05 thành viên.

Do những đặc điểm đa dạng về địa lý, Hà Nam vừa là tỉnh đồng bằng sông Hồng, vừa mang dáng dấp của một đô thị đang trong đà phát triển, vừa là một tỉnh có đặc điểm của tỉnh miền núi. Trong tổng số 116 xã, phường, thị trấn thì có 15 xã miền núi, 06 phường, 06 thị trấn và 89 xã đồng bằng. Vì vậy, số lượng các Phó chủ tịch và thành viên Ủy ban nhân dân cấp cơ sở trong toàn tỉnh là không giống nhau mà căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, vào đặc điểm địa lý, dân cư của các xã để có sự bố trí, sắp xếp cho phù hợp nhưng nhìn chung việc bố trí sắp xếp các Phó Chủ tịch và thành viên Ủy ban nhân dân cấp cơ sở tại tỉnh Hà Nam đều theo đúng các quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 và tuân thủ đúng các quy định tại Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 quy định về số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã:

- Đối với các xã miền núi có dân số từ 5.000 người trở lên; xã đồng bằng, dân số từ 8.000 người trở lên thì Ủy ban nhân dân xã có 5 thành viên gồm 1 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch, 02 ủy viên. Thành viên Ủy ban nhân dân cấp cơ sở ở Hà Nam được phân công phụ trách các lĩnh vực công việc phù hợp với các quy định của pháp luật.

- Đối với các xã miền núi có dân số dưới 5.000 người; xã đồng bằng có dân số dưới 8.000 người: Ủy ban nhân dân cấp xã có 03 thành viên, gồm có 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và 01 Ủy viên.

Căn cứ vào lĩnh vực công việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp cơ sở phân công thành viên phụ trách cho phù hợp với địa phương.

Đối với phường, thị trấn: Ở Hà Nam chỉ có 6 phường và 6 thị trấn, số lượng thành viên Ủy ban nhân dân gồm 5 người: 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch, 02 ủy viên. Thành viên Ủy ban nhân dân được phân công phụ trách các lĩnh vực công việc phù hợp với quy định của pháp luật.

Ngoài ra các xã, phường, thị trấn trong địa bàn tỉnh Hà Nam có tỷ lệ dân số theo tôn giáo cao đều phân công một ủy viên kiêm nhiệm theo dõi, tổ chức thực hiện công tác tôn giáo trên địa bàn, ví dụ xã Thanh Lưu, thị trấn Kiện Khê, xã Thanh Phong, xã Liêm Thuận…

Ngày 29/9/2004, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 1037/2004/QĐ-UB quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam, theo đó: Giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp cơ sở là các chức danh chuyên môn gồm: Chỉ huy trưởng Quân sự; Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); Văn phòng-Thống kê; Tài chính-Kế toán; Địa chính-Xây dựng; Tư pháp-Hộ tịch; Văn hóa-Xã hội.

Với các chức danh chuyên môn kể trên tại các xã, phường, thị trấn của Hà Nam hầu hết đều có các cán bộ chuyên trách thực hiện.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (Qua ví dụ tỉnh Hà Nam) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)